Xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9360:2012?

Anh chị cho tôi hỏi quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học theo Tiêu chuẩn quốc gia? Mong được giải đáp!

Xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9360:2012?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9360:2012 về Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học ban hành kèm theo Quyết định 3573/QĐ-BKHCN năm 2012

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9360:2012 áp dụng để đo và xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học. các công trình xây dựng (không phân biệt từ nguồn vốn nào) thuộc những đối tượng sau đây đều phải tiến hành đo và xác định độ lún:

- Các công trình cao tầng có khả năng bị lún;

- Các công trình nhạy cảm với lún không đều;

- Các công trình đặt trên nền đất yếu;

- Các loại đối tượng công trình khác khi có yêu cầu đo và xác định độ lún cũng áp dụng tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9360:2012 quy định các chỉ tiêu kỹ thuật đo độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học và hướng dẫn kỹ thuật để thực hiện các chỉ tiêu này.

Xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9360:2012?

Xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9360:2012? (Hình từ Internet)

Thiết kế phương án đo độ lún công trình dân dụng và công nghiệp được quy định như thế nào?

Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9360:2012 quy định về thiết kế phương án đo độ lún công trình như sau:

[1] Phương án kĩ thuật hoặc đề cương kĩ thuật đo độ lún công trình được thiết kế tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của công trình, điều kiện địa chất công trình của khu vực xây dựng, các đối tượng đo và đảm bảo các nội dung sau đây:

- Phần giới thiệu chung: giới thiệu mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ và yêu cầu của công tác đo độ lún, giới thiệu các đặc điểm hiện trạng, lún, nứt của công trình trong thời gian đang thi công, trong thời gian vận hành và các đặc điểm khác có liên quan đến công tác đo độ lún;

- Thiết kế hệ thống mốc đo;

- Thiết kế sơ đồ đo và đánh giá độ chính xác của phương án thiết kế, xác lập cấp đo và chu kì đo;

- Các phương pháp đo độ lún và quy trình đo;

- Chọn máy, dụng cụ đo và tiến hành các yêu cầu kiểm nghiệm;

- Các quy định cụ thể khi đo đạc, yêu cầu về kiểm tra kết quả đo đạc tại hiện trường;

- Phương pháp xử lí số liệu đo;

- Phương pháp tính toán thông số độ lún;

- Phân tích và đánh giá độ ổn định của các mốc chuẩn;

- Lập hồ sơ báo cáo;

- Các vấn đề về vật tư, kinh phí, nhân lực, an toàn lao động và các vấn đề khác.

[2] Nội dung chi tiết của việc thiết kế hệ thống mốc đo, sơ đồ đo, cấp đo và chu kì đo được trình bày chi tiết theo quy định. Trong quá trình thi công nếu có thay đổi về phương án kĩ thuật hoặc đề cương kĩ thuật cần phải có văn bản cụ thể kèm theo thiết kế bổ sung.

Mốc chuẩn đo độ lún công trình dân dụng và công nghiệp như thế nào?

Theo Tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9360:2012 quy định về mốc chuẩn xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp như sau:

[1] Mốc chuẩn là mốc khống chế độ cao, là cơ sở để xác định độ lún công trình. Mốc chuẩn cần thoả mãn các yêu cầu sau:

- Giữ được độ cao ổn định trong suốt quá trình đo độ lún công trình;

- Cho phép kiểm tra một cách tin cậy độ ổn định của các mốc khác;

- Cho phép dẫn độ cao đến các mốc đo lún một cách thuận lợi.

[2] Vị trí các mốc chuẩn cần được đặt vào lớp đất tốt, ổn định (cát, sạn sỏi hoặc sét cứng có bề dày lớn), cách nguồn gây ra chấn động lớn hơn chiều sâu của mốc (đối với mốc chôn sâu). Khoảng cách từ mốc chuẩn đến công trình (công trình dân dụng và công nghiệp) thường từ 50 m đến 100 m.

[3] Khi lợi dụng các công trình cũ để đặt mốc chuẩn thì các công trình này phải hoàn toàn ổn định (không có các hiện tượng biến dạng do chuyển dịch, lún). Không đặt mốc chuẩn tại các công trình có tải trọng động (tải trọng thay đổi).

[4] Tuỳ theo tính chất, diện tích mặt bằng và tầm quan trọng của công trình, số lượng mốc chuẩn cần ít nhất 03 mốc tạo thành lưới để kiểm tra lẫn nhau, và được chia thành ba loại: A, B, C. Mốc chuẩn loại A là mốc có dạng cọc ống. Mốc này thường áp dụng khi đo độ lún các công trình quan trọng xây dựng trên nền đất đá ổn định, chiều sâu khá lớn, khu vực thi công chịu tác động của lực động học.

Mốc chuẩn loại B là mốc có dạng cọc bê tông cốt thép. Mốc này thường áp dụng khi đo độ lún các công trình xây dựng trên móng cọc chiều sâu đạt đến lớp đất đá tốt được sử dụng để tựa cọc công trình.

Mốc chuẩn loại C là mốc có dạng cọc ngắn hoặc khối bê tông được chôn vào lớp đất tốt nguyên thổ đầu tiên. Loại mốc này thường áp dụng khi đo độ lún các công trình dân dụng được xây dựng trên nền đất đá kém ổn định.

[5] Cấu tạo đầu đo của mốc chuẩn có dạng hình cầu, chỏm cầu bằng thép không gỉ, bằng đồng hoặc sứ. Nếu chế tạo đầu mốc chuẩn bằng thép thường thì phải được mạ để chống gỉ. Phần đầu của các mốc chuẩn cần được xây bảo vệ có nắp đậy sao cho tác động của mặt đất không làm ảnh hưởng đến vị trí của mốc. Đối với các công trình quan trọng mốc chuẩn cần được xây rào bảo vệ và khoá cổng khi ra vào.

[6] Trong những trường hợp cần thiết hoặc chủ đầu tư có yêu cầu thì dẫn độ cao từ điểm có độ cao nhà nước gần nhất vào hệ thống các mốc chuẩn.

Trân trọng!

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định chung về các loại phép thử trong lựa chọn người thử nghiệm nhân trắc sản phẩm công nghiệp theo TCVN 7633:2007?
Hỏi đáp Pháp luật
Đường ô tô lâm nghiệp được chia làm mấy cấp theo TCVN7025:2002?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp sắc ký lỏng để xác định hàm lượng vitamin D3 trong sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh theo TCVN 11675 : 2016?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản trị dự án có thể bao gồm các vấn đề nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11866:2017?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở bảo dưỡng sửa chữa ô tô phải có trang thiết bị, dụng cụ tối thiểu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11794:2017?
Hỏi đáp Pháp luật
Sức chứa tối thiểu và tối đa của nhà văn hóa thể thao là bao nhiêu người theo TCVN 9365:2012?
Hỏi đáp Pháp luật
Cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị được thiết kế quy hoạch gồm mấy loại theo TCVN 9257:2012?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản lý rủi ro an toàn thông tin được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10295 : 2014?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý các công trình thể thao theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4603:2012?
Hỏi đáp Pháp luật
Khuôn khổ theo dõi và đo lường sự thỏa mãn của khách hàng được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10004:2015?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Chu Tường Vy
1,932 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào