Vốn lưu động ròng là gì? Cách tính vốn lưu động ròng như thế nào?

Anh chị cho tôi hỏi thuật ngữ vốn lưu động ròng có nghãi là gì và cách tính vốn lưu động ròng như thế nào? Mong được giải đáp!

Vốn lưu động ròng là gì? Cách tính vốn lưu động ròng như thế nào?

Vốn lưu động ròng là một khái niệm khá phổ biến trong ngành Tài chính - Kế toán. Chỉ số này thường thể hiện sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn của công ty đó.

Vốn lưu động ròng là phần giá trị chênh lệch giữa nguồn tài sản lưu động và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Vốn lưu động ròng được đánh giá là thước đo tính thanh khoản của một doanh nghiệp và khả năng đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn, cũng như hoạt động cấp vốn của doanh nghiệp đó, cụ thể:

- Tài sản lưu động: Bao gồm tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông là tài sản ngắn hạn và những tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: tiền mặt, hàng hóa, các khoản nợ phải thu ngắn hạn.

- Nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn là nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp, phải trả trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ hoạt động bình thường.

Vốn lưu động được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động và đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn. Nếu một công ty có đủ vốn lưu động, công ty có thể tiếp tục trả lương cho nhân viên và nhà cung cấp của mình và đáp ứng các nghĩa vụ khác, chẳng hạn như thanh toán lãi vay và thuế, ngay cả khi gặp thách thức về dòng tiền.

Công thức tính vốn lưu động ròng như sau:

Vốn lưu động ròng = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn

Nếu:

[1] Vốn​​​​​​​ lưu động ròng <0:

Nếu vốn lưu động ròng cho kết quả âm thể hiện doanh nghiệp đó không có đủ tài sản ngắn hạn (lưu động) để trang trải các chi phí tài chính trước mắt. Một doanh nghiệp có vốn lưu động âm có thể gặp khó khăn khi thanh toán cho các nhà cung cấp và chủ nợ cũng như khó huy động vốn để thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh. Nếu tình hình tiếp diễn, cuối cùng công ty đó có thể bị buộc phải đóng cửa.

[2] Vốn lưu động ròng >0:

Vốn lưu động ròng dương sẽ thể hiện một doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả cho các hoạt động hiện tại và có thể đầu tư được cho các kế hoạch tăng trưởng trong tương lai. Chỉ số vốn lưu động ròng cũng có thể chứng minh vốn lưu động khả quan có thể giúp công ty đủ điều kiện vay hoặc các hình thức tín dụng khác dễ dàng hơn khi công ty cần vay tiền.

Nhưng không phải lúc nào chỉ số này cao cũng là điều tốt. Nếu chỉ số này quá cao, tức là công ty có sư thừa hàng tồn kho hoặc không có kế hoạch đầu tư lượng vốn còn dư của mình.

[3] Vốn lưu động​​​​​​​ ròng =0:

Trường hợp này vẫn khá an toàn bởi nguồn vốn thường xuyên hoàn toàn có khả năng tài trợ cho các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là trường hợp phản ánh kém bền vững nên các doanh nghiệp cần cân nhắc để cải thiện tính an toàn và ổn định.

Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

Vốn lưu động ròng là gì? Cách tính vốn lưu động ròng như thế nào?

Vốn lưu động ròng là gì? Cách tính vốn lưu động ròng như thế nào? (Hình từ Internet)

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp sẽ gồm những gì?

Theo điểm 1.4 khoản 1 Điều 112 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về hướng dẫn lập và trình bày Bảng cân đối kế toán năm như sau:

Hướng dẫn lập và trình bày Bảng cân đối kế toán năm
1. Lập và trình Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục
...
1.4. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục (Mẫu B01-DN)
a) Tài sản ngắn hạn (Mã số 100)
Tài sản ngắn hạn phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền, có thể bán hay sử dụng trong vòng không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm: Tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.
Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150.
...

Theo đó, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp sẽ gồm các yếu tố sau:

[1] Tiền, các khoản tương đương tiền

[2] Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

[3] Các khoản phải thu ngắn hạn

[4] Hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác

Những đối tượng nào được hưởng chính sách cho vay vốn lưu động trong phát triển thủy sản?

Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 67/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 17/2018/NĐ-CP quy định về chính sách tín dụng như sau:

Chính sách tín dụng
...
3. Chính sách cho vay vốn lưu động
a) Đối tượng được vay vốn: Chủ tàu khai thác hải sản xa bờ; chủ tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ (gọi chung là khách hàng).
b) Việc cho vay vốn lưu động do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
...

Theo đó, trong phát triển thủy sản thì những đối tượng sau sẽ được hưởng chính sách vay vốn lưu động gồm:

- Chủ tàu khai thác hải sản xa bờ;

- Chủ tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ

Trân trọng!

Vốn lưu động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vốn lưu động
Hỏi đáp Pháp luật
Vốn lưu động ròng là gì? Cách tính vốn lưu động ròng như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vốn lưu động
Chu Tường Vy
34,894 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Vốn lưu động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vốn lưu động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào