Mẫu hợp đồng nhập khẩu hàng hóa mới nhất 2024?

Cho tôi hỏi: Mẫu hợp đồng nhập khẩu hàng hóa mới nhất 2024? Hàng hóa nào phải áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, nhập khẩu? Câu hỏi của anh Hoàng ở Long An

Mẫu hợp đồng nhập khẩu hàng hóa mới nhất 2024?

Anh/chị có thể tham khảo mẫu hợp đồng nhập khẩu như sau:

Xem chi tiết mẫu hợp đồng nhập khẩu hàng hóa tại đây.

Hàng hóa nào phải áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu?

Tại Đều 9 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu như sau:

Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
1. Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép xuất khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
c) Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Gây nguy hại đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục;
d) Gây nguy hại đến môi trường, đa dạng sinh học, có nguy cơ cao mang theo sinh vật gây hại, đe dọa an ninh lương thực, nền sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, hàng hóa phải áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu bao gồm:

- Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Gây nguy hại đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng;

- Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục;

- Gây nguy hại đến môi trường, đa dạng sinh học, có nguy cơ cao mang theo sinh vật gây hại, đe dọa an ninh lương thực, nền sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

- Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Mẫu hợp đồng nhập khẩu hàng hóa mới nhất 2024?

Mẫu hợp đồng nhập khẩu hàng hóa mới nhất 2024? (Hình từ Internet)

Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu là gì?

Tại Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá như sau:

Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá
1. Biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
c) Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá quy định tại điểm a khoản này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản này.
2. Không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
3. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Như vậy, điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu là:

- Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể, trừ hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

- Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;

- Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

Nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá là gì?

Tại Điều 80 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá là

- Xác định hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam và biên độ bán phá giá bao gồm:

+ Xác định giá thông thường;

+ Xác định giá xuất khẩu;

+ Thực hiện việc so sánh công bằng giữa giá thông thường với giá xuất khẩu và xác định biên độ bán phá giá cụ thể của hàng hóa thuộc đối tượng điều tra cho từng tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra (sau đây gọi là nhà sản xuất, xuất khẩu).

- Xác định thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

- Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

- Xác định tác động của biện pháp chống bán phá giá đối với kinh tế - xã hội.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhập khẩu hàng hóa
Lương Thị Tâm Như
2,222 lượt xem
Nhập khẩu hàng hóa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nhập khẩu hàng hóa
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nội địa nhập khẩu hàng hóa của DNCX có phải nộp thuế nhập khẩu hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị xác định là bán phá giá?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ miễn thuế cho hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho giáo dục gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng nhập khẩu hàng hóa mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhập khẩu xăng dầu thì có phải khai báo hóa chất không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhập khẩu hàng hóa theo loại hình e31 có phải nộp thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập có được kinh doanh nhập khẩu hàng hóa hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai nhập khẩu ủy thác mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp pháp luật
Đăng ký dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa mã ngành 8299 có được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhập khẩu hàng hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào