Kỳ thị người nhiễm HIV là gì? Chấm dứt hợp đồng vì lý do người lao động nhiễm HIV thì bị phạt bao nhiêu?

Cho tôi hỏi kỳ thị người nhiễm HIV là gì? Chấm dứt hợp đồng vì lý do người lao động nhiễm HIV thì bị phạt bao nhiêu? Mong được giải đáp thắc mắc!

Kỳ thị người nhiễm HIV là gì?

Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 được bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
...

Theo quy định, kỳ thị người nhiễm HIV là hành vi khinh thường, xa lánh, phân biệt đối xử với người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV, hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV. Kỳ thị người nhiễm HIV là hành vi vi phạm pháp luật.

Hành vi kỳ thị người nhiễm HIV có thể bao gồm:

- Từ chối tiếp xúc, giao tiếp với người nhiễm HIV.

- Hạn chế cho người nhiễm HIV tham gia các hoạt động xã hội.

- Loại trừ người nhiễm HIV khỏi công việc, học tập.

- Có những lời nói, hành động xúc phạm, miệt thị người nhiễm HIV.

Kỳ thị người nhiễm HIV là gì? Chấm dứt hợp đồng vì lý do người lao động nhiễm HIV thì bị phạt bao nhiêu?

Kỳ thị người nhiễm HIV là gì? Chấm dứt hợp đồng vì lý do người lao động nhiễm HIV thì bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Chấm dứt hợp đồng vì lý do người lao động nhiễm HIV thì bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ điểm a khoản 3; điểm b khoản 4 Điều 23 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV:

Vi phạm quy định về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
b) Buộc tiếp nhận người nhiễm HIV đối với hành vi quy định tại các điểm b, c khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
...

Tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:

Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Như vậy, người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc tiếp nhận người nhiễm HIV vào làm việc.

Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Các hành vi nào bị nghiêm cấm về HIV?

Căn cứ Điều 8 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 quy định những hành vi bị nghiêm cấm:

Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác.
2. Đe dọa truyền HIV cho người khác.
3. Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
4. Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV.
5. Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 của Luật này.
6. Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV.
7. Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 28 của Luật này.
8. Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác.
...

Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm về HIV bao gồm:

- Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác.

- Đe dọa truyền HIV cho người khác.

- Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

- Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV.

- Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho các đối tượng sau:

+ Người được xét nghiệm;

+ Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm;

+ Cha, mẹ hoặc người giám hộ, người đại diện của người được xét nghiệm là người dưới 18 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

+ Người được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệm;

+ Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS;

+ Người được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS;

+ Người đứng đầu, điều dưỡng viên trưởng của khoa, phòng, đơn vị khác của cơ sở y tế có người nhiễm HIV được điều trị; nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế;

+ Người đứng đầu, người phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV tại cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác;

+ Người đứng đầu và cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân.

- Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV.

- Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp sau:

+ Xét nghiệm HIV bắt buộc đối với trường hợp có trưng cầu giám định tư pháp hoặc quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân.

+ Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh.

+ Chính phủ quy định danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng.

- Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác.

- Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV.

- Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.

- Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.

- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Người nhiễm HIV
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người nhiễm HIV
Hỏi đáp Pháp luật
Kỳ thị người nhiễm HIV là gì? Chấm dứt hợp đồng vì lý do người lao động nhiễm HIV thì bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp có được cấp thuốc kháng HIV miễn phí không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình tiếp cận thông tin người nhiễm HIV được thực hiện như thế nào? Phiếu kết quả xét nghiệm HIV dương tính được chuyển gửi, giao nhận như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người nhiễm HIV
Phan Vũ Hiền Mai
246 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người nhiễm HIV

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người nhiễm HIV

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào