Giá Net là viết tắt của từ gì? Phân biệt giá net và giá gross như thế nào?

Tôi có thắc mắc: Giá Net là viết tắt của từ gì? Phân biệt giá net và giá gross như thế nào? (Câu hỏi của chị Trân Châu - Tây Ninh)

Giá Net là viết tắt của từ gì? Phân biệt giá net và giá gross như thế nào?

Giá Net là viết tắt của Net Price, pháp luật không có quy định khái niệm giá net là gì nhưng có thể hiểu giá net đã bao gồm tất cả các khoản phí, thuế (như thuế giá trị gia tăng - VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt,...) và chi phí khác liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Ngược lại, giá Gross là giá tổng hợp mà khách hàng phải trả bao gồm giá trị của sản phẩm cộng thêm các khoản thuế, phí. Giá GROSS sẽ luôn luôn lớn hơn giá NET.

Phân biệt giá net và giá gross như sau:

Đặc điểm

Giá Net

Giá Gross

Định nghĩa

Giá trị thực tế của sản phẩm/dịch vụ

Giá trị bao gồm tất cả các khoản phí

Thành phần

Chỉ bao gồm giá trị sản phẩm/dịch vụ

Bao gồm giá trị sản phẩm/dịch vụ, thuế, phí, chi phí

Mức giá

Thường thấp hơn

Thường cao hơn

Ứng dụng

Thường được sử dụng trong các giao dịch B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp)

Thường được sử dụng trong các giao dịch B2C (doanh nghiệp với khách hàng)

*Nội dung về Giá Net là viết tắt của từ gì? Phân biệt giá net và giá gross như thế nào? chỉ mang tính chất tham khảo.

Giá Net là viết tắt của từ gì? Phân biệt giá net và giá gross như thế nào?

Giá Net là viết tắt của từ gì? Phân biệt giá net và giá gross như thế nào? (Hình từ Internet)

Hàng hóa dịch vụ nào do Nhà nước định giá?

Theo quy định tại Điều 21 Luật Giá 2023, hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá phải đáp ứng một trong các tiêu chí dưới đây:

- Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về thương mại và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Tài nguyên quan trọng theo quy định của pháp luật về tài nguyên.

- Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.

- Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tính chất độc quyền trong mua, bán hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế và ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Mặt khác, cơ quan Nhà nước thẩm định giá thực hiện định giá theo các hình thức sau đây:

- Giá cụ thể là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán theo đúng mức giá đó.

- Giá tối thiểu là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán thấp hơn mức giá đó.

- Giá tối đa là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán cao hơn mức giá đó.

- Khung giá là khoảng giới hạn mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán thấp hơn mức tối thiểu và cao hơn mức tối đa của khung giá đó.

Nguyên tắc định giá của Nhà nước như thế nào?

Căn cứ tại Điều 22 Luật Giá 2023, nguyên tắc định giá của Nhà nước bao gồm các nội dung như sau:

- Bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lý, hợp lệ; lợi nhuận (nếu có) hoặc tích lũy theo quy định của pháp luật (nếu có) phù hợp với mặt bằng thị trường.

- Bảo đảm phù hợp với cung cầu hàng hóa, dịch vụ, điều kiện thị trường tại thời điểm định giá và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ.

- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng.

- Xem xét, điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi. Trường hợp điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ công trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư được thực hiện theo từng thời kỳ quy định tại hợp đồng dự án.

Bên cạnh đó, Nhà nước định giá theo các căn cứ sau đây:

- Yếu tố hình thành giá của hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm định giá hoặc thời gian xác định yếu tố hình thành giá trong phương án giá phù hợp với đặc điểm, tính chất của hàng hóa, dịch vụ.

- Quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ, nhu cầu của thị trường và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng;

- Giá thị trường trong nước, thế giới và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ.

*Lưu ý: Luật Giá 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2024.

Trân trọng!

Mua bán hàng hóa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Mua bán hàng hóa
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn bồi thường hợp đồng mua bán bằng bù trừ công nợ năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bên bán có được giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đồng tiền thanh toán, chuyển tiền trong hoạt động mua bán hàng hóa giữa Việt Nam-Lào là đồng gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bom hàng là gì? Bom hàng online có được xem là vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải về bảng báo giá mẫu word đẹp và đầy đủ nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được giao hàng bất kỳ lúc nào khi không thỏa thuận thời hạn giao hàng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quần áo secondhand là gì? Nhập quần áo secondhand về bán có phải đóng lệ phí môn bài không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được gia hạn thời gian giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đặt hàng công ty 2024? Hợp đồng mua bán hàng hóa có thời hạn bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Mua bán hàng hóa
Dương Thanh Trúc
21,773 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào