Yêu cầu kỹ thuật của ống và phụ tùng bằng thép theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2980:1979?

Cho tôi hỏi yêu cầu kỹ thuật của ống và phụ tùng bằng thép như thế nào? Chứng từ của mỗi lô ống và phụ tùng phải có những nội dung gì? Mong được giải đáp!

Yêu cầu kỹ thuật của ống và phụ tùng bằng thép theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2980:1979?

Căn cứ Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2980:1979 quy định yêu cầu kỹ thuật:

YÊU CẦU KỸ THUẬT
2.1. Ống và phụ tùng bằng thép được chế tạo bằng phương pháp hàn cuốn dọc. Vật liệu thường dùng là thép có các mác: CT2, CT3, CT4, CT5, 08, 10, 15, 20.
2.2. Trên bề mặt ống và phụ tùng không cho phép có những khe nứt nhỏ, vết rạn, vết xước lớn, vết rỗ, lớp rỉ sắt và các khuyết tật khác.
Cho phép có những khuyết tật trên bề mặt ống và phụ tùng nằm trong giới hạn dung sai nhỏ nhất của chiều dày thành ống và phụ tùng. Ngoài ra cho phép có những vết xước dọc có chiều sâu nhỏ hơn hoặc bằng 0,2 mm.
2.3. Đối với ống có đường kính đến 820 mm có thể có hai mối hàn.
Chú thích. Sự tăng số lượng mối hàn dọc và ngang có thể cho phép theo sự thỏa thuận của khách hàng.
...

Như vậy, yêu cầu kỹ thuật của ống và phụ tùng bằng thép như sau:

- Ống và phụ tùng bằng thép được chế tạo bằng phương pháp hàn cuốn dọc. Vật liệu thường dùng là thép có các mác: CT2, CT3, CT4, CT5, 08, 10, 15, 20.

- Trên bề mặt ống và phụ tùng không cho phép có những khe nứt nhỏ, vết rạn, vết xước lớn, vết rỗ, lớp rỉ sắt và các khuyết tật khác.

- Đối với ống có đường kính đến 820 mm có thể có hai mối hàn

- Chiều cao tăng cường của mối hàn bên ngoài ống và phụ tùng như sau:

- Chiều cao tăng cường của mối hàn bên trong ống không được nhỏ hơn 0,5 mm.

- Mối hàn phải ngấu, không có vết rỗ, nứt và các khuyết tật khác. Cho phép sửa chữa mối hàn, nhưng khi sửa chữa phải thử lại bằng áp suất thủy lực hoặc kiểm tra mối hàn bằng phương pháp vật lý.

- Chiều sâu của vết rỗ và tạp chất xỉ tại mối hàn không được vượt quá 10 % chiều dày thành ống. Tại những vị trí khác nhau, chiều sâu của vết rỗ và tạp chất xỉ của mỗi hàn cho phép sâu từ 10 đến 20% chiều dày thành ống, nhưng không được dài quá 30 mm đối với tạp chất xỉ và 20 mm đối với tạp chất rỗ.

Yêu cầu kỹ thuật của ống và phụ tùng bằng thép theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2980:1979?

Yêu cầu kỹ thuật của ống và phụ tùng bằng thép theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2980:1979? (Hình từ Internet)

Quy tắc nghiệm thu ống và phụ tùng bằng thép như thế nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2980:1979?

Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2980:1979 quy định quy tắc nghiệm thu:

Quy tắc nghiệm thu
4.1. Việc nghiệm thu ống và phụ tùng tiến hành theo các lô. Lô sản phẩm bao gồm các sản phẩm cùng kiểu loại, cùng kích thước, cùng cấp chất lượng và cùng mác thép.
4.2. Khi kiểm tra cơ tính của mối hàn bằng các phương pháp vật lý phải lấy hai ống và phụ tùng trong lô để kiểm tra hoặc 1 - 2% số ống trong lô.
Chú thích. Theo sự thỏa thuận của khách hàng có thể bỏ qua việc thử nghiệm cơ tính của mối hàn bằng phương pháp vật lý.
4.3. Khi xét kết quả thí nghiệm nếu một trong các chỉ tiêu trên không đạt thì phải tiến hành thí nghiệm lại với số mẫu gấp đôi.
Kết quả lần thứ hai có giá trị với toàn lô sản phẩm.

Như vậy, nghiệm thu ống và phụ tùng bằng thép theo quy tắc sau:

- Việc nghiệm thu ống và phụ tùng tiến hành theo các lô.

- Lô sản phẩm bao gồm các sản phẩm cùng kiểu loại, cùng kích thước, cùng cấp chất lượng và cùng mác thép.

- Khi kiểm tra cơ tính của mối hàn bằng các phương pháp vật lý phải lấy hai ống và phụ tùng trong lô để kiểm tra hoặc 1 - 2% số ống trong lô.

- Khi xét kết quả thí nghiệm nếu một trong các chỉ tiêu trên không đạt thì phải tiến hành thí nghiệm lại với số mẫu gấp đôi.

Chứng từ của mỗi lô ống và phụ tùng phải có những nội dung gì theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2980:1979?

Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2980:1979 quy định ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản:

GHI NHÃN, BAO GÓI, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN
5.1. Trên mỗi ống và phụ tùng phải có ký hiệu, tên xí nghiệp, năm sản xuất, tên gọi và kích thước. Ghi nhãn bằng sơn ở giữa ống và phụ tùng.
5.2. Mỗi lô ống và phụ tùng phải có chứng từ kèm theo
Nội dung chứng từ bao gồm:
- Tên cơ quan cấp trên của xí nghiệp;
- Tên xí nghiệp và địa chỉ;
- Tên gọi và kích thước;
- Số lượng ống và phụ tùng trong lô;
- Áp suất thủy lực và số liệu kết quả thử nghiệm;
- Số hiệu tiêu chuẩn này.
5.3. Ống và phụ tùng được vận chuyển bằng các phương pháp vận tải thô sơ, ôtô, tàu hỏa, tàu thủy… Không được thả ống từ độ cao 1m trở lên.
5.4. Ống và phụ tùng để ngoài bãi phải chèn cẩn thận, không được để lẫn các hóa chất ăn mòn. Không được xếp chồng cao trên hai mét.

Như vậy, chứng từ của mỗi lô ống và phụ tùng phải có những nội dung sau:

- Tên cơ quan cấp trên của xí nghiệp;

- Tên xí nghiệp và địa chỉ;

- Tên gọi và kích thước;

- Số lượng ống và phụ tùng trong lô;

- Áp suất thủy lực và số liệu kết quả thử nghiệm;

- Số hiệu tiêu chuẩn này.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào