Giá vốn hàng bán là gì? Giá vốn hàng bán bao gồm những gì?
Giá vốn hàng bán là gì? Giá vốn hàng bán bao gồm những gì?
Giá vốn hàng bán (Cost of Goods Sold) là tất cả các loại chi phí liên quan đến quá trình sản xuất hoặc nhập sản phẩm. Mức giá này bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí vận chuyển hàng hóa,...
Giá vốn hàng bán là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định lợi nhuận của một doanh nghiệp. Cụ thể, giá vốn hàng bán bao gồm các khoản sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là giá trị của nguyên vật liệu chính, phụ, vật liệu lặt vặt, dụng cụ, phụ tùng, nhiên liệu, năng lượng, vật liệu đóng gói, bao bì,... được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là tiền lương, tiền công, phụ cấp, bảo hiểm, các khoản trích theo lương,... của nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.
- Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí không thể phân bổ trực tiếp cho từng sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, bao gồm:
- Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất
- Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ dùng cho sản xuất
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ
- Chi phí điện, nước, điện thoại,... phục vụ cho sản xuất
- Chi phí bảo hiểm, an toàn lao động,...
- Chi phí quản lý sản xuất
- Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,...
Trong trường hợp doanh nghiệp thương mại, giá vốn hàng bán chỉ bao gồm chi phí mua hàng.
Giá vốn hàng bán là gì? Giá vốn hàng bán bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Tài khoản 632 giá vốn hàng bán dùng để phản ánh những loại chi phí nào theo Thông tư 200?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 89 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán như sau:
Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ. Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động (trường hợp phát sinh không lớn); chi phí nhượng bán, thanh lý BĐS đầu tư…
...
Như vậy theo quy định trên tài khoản 632 giá vốn hàng bán dùng để phản ánh:
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ.
- Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như:
+ Chi phí khấu hao.
+ Chi phí sửa chữa.
+ Chi phí nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động (trường hợp phát sinh không lớn); chi phí nhượng bán, thanh lý BĐS đầu tư.
Nội dung phản ánh tài khoản 632 trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 89 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 632 trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên như sau:
*Bên Nợ:
- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh:
+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ.
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ;
+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra;
+ Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành;
+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết).
- Đối với hoạt động kinh doanh BĐS đầu tư, phản ánh:
+ Số khấu hao BĐS đầu tư dùng để cho thuê hoạt động trích trong kỳ;
+ Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo BĐS đầu tư không đủ điều kiện tính vào nguyên giá BĐS đầu tư;
+ Chi phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động BĐS đầu tư trong kỳ;
+ Giá trị còn lại của BĐS đầu tư bán, thanh lý trong kỳ;
+ Chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ;
+ Chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán.
*Bên Có:
- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
- Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
- Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước);
- Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho.
- Khoản hoàn nhập chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán (chênh lệch giữa số chi phí trích trước còn lại cao hơn chi phí thực tế phát sinh).
- Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán nhận được sau khi hàng mua đã tiêu thụ.
- Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại.
*Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Thư gửi thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2024?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Đồng Tháp từ ngày 11/11/2024?
- Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng có phải là căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương?
- Từ 1/1/2025, được hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần trong trường hợp nào?
- Trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế như thế nào?