Mã loại hình B11 là gì? Loại hình B11 có phải nộp thuế không?
Mã loại hình B11 là gì? Loại hình B11 có phải nộp thuế không?
Căn cứ theo Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021, mã loại hình B11 là mã loại hình xuất khẩu được sử dụng trong các trường hợp dưới đây:
- Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả DNCX) thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc mua trong nước.
Mặt khác theo Mục 11 Công văn 5529/TCHQ-TXNK năm 2021 hướng dẫn về vướng mắc Nghị định 18/2021/NĐ-CP như sau:
Thông qua quy định trên, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa theo loại hình B11 được quy định như sau:
- Doanh nghiệp không phải nộp thuế xuất khẩu nếu hàng hóa xuất ra nước ngoài thuộc các trường hợp được miễn thuế quy định tại Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.
- Tuy nhiên trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ theo loại hình B11 thì sẽ không thuộc các trường hợp được miễn thuế theo quy định tại Điều 10, Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP và không phải thực hiện thông báo mẫu số 22 - Thông báo hoàn thành thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ.
Mã loại hình B11 là gì? Loại hình B11 có phải nộp thuế không? (Hình từ Internet)
Chủ thể nào nộp thuế xuất nhập khẩu?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, chủ thể nộp thuế xuất nhập khẩu bao gồm:
[1] Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
[2] Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
[3] Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
[4] Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
- Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
- Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
- Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
- Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
- Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
[5] Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
[6] Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
[7] Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nào được hoàn thuế xuất nhập khẩu?
Theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, người nộp thuế được hoàn thuế xuất nhập khẩu nếu thuộc các trường hợp dưới đây:
- Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế.
- Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu.
- Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu.
- Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm.
- Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.
Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sơ đồ khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân đầy đủ, chi tiết nhất?
- Mẫu Bản kiểm điểm sinh con thứ 3 của giáo viên mới nhất năm 2024?
- Lời dẫn văn nghệ Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 ngắn gọn, hay nhất?
- Nguyên tắc xây dựng kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư là gì?
- Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc BGDĐT bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ khi nào?