Trường mẫu giáo có phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc không?
Trường mẫu giáo có phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc không?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Phòng cháy, chữa cháy 2001 quy định về bảo hiểm cháy, nổ như sau:
Bảo hiểm cháy, nổ
Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm cháy, nổ. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở đó.
Chính phủ quy định và công bố danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ; điều kiện, mức phí bảo hiểm cháy, nổ; số tiền bảo hiểm tối thiểu.
Ngoài ra, theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP đã quy định cụ thể các cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc như sau:
3. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 350 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 5.000 m3 trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 5.000 m3 trở lên; trường cao đẳng, đại học, học viện, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 10.000 m3 trở lên; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
Từ những căn cứ trên, trường mẫu giáo có từ 350 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 5.000 m3 trở lên được xác định là cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ. Trong trường hợp trên thì phải tiến hành mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Trường mẫu giáo có phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc không? (Hình từ Internet)
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với trường mẫu giáo bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với trường mẫu giáo được quy định như sau:
- Trường mẫu giáo có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản dưới 1.000 tỷ đồng:
Phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc = Số tiền bảo hiểm tối thiểu nhân (x) Tỷ lệ phí bảo hiểm
Căn cứ vào mức độ rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tối đa 25%.
- Trường mẫu giáo có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản từ 1.000 tỷ đồng trở lên:
Mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc do thỏa thuận nhưng đảm bảo không thấp hơn số tiền sau đây:
Mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tối thiểu = 1.000 tỷ đồng x 75% tỷ lệ phí bảo hiểm
Cụ thể, tỷ lệ phí bảo hiểm/năm đối với trường mẫu giáo là 0,05%.
Hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 51 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ như sau:
Vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
b) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;
c) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 4 Điều này.
Theo đó, hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ có thể bị xử lý hành chính với các mức phạt sau đây:
- Gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng: phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng: phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại.
Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Riêng đối với tổ chức vi phạm thì sẽ chịu mức phạt gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cho cùng một hành vi vi phạm, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?
- Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 năm 2024?
- 05 Mẫu bài phát biểu nghỉ hưu hay nhất dành cho giáo viên?