Kiểm nghiệm mỹ phẩm là gì? Kiểm nghiệm mỹ phẩm ở đâu?
Kiểm nghiệm mỹ phẩm là gì? Có bao nhiêu phương pháp kiểm nghiệm mỹ phẩm?
Theo quy định pháp luật hiện nay chưa có giải thích cụ thể về kiểm nghiệm mỹ phẩm. Tuy nhiên mỹ phẩm trước khi được công bố để lưu thông trên thị trường phải trải qua công đoạn kiểm nghiệm
Qua đó, trên thực tế có hiểu hiểu kiểm nghiệm mỹ phẩm là một quy trình nhằm đánh giá chất lượng và độ an toàn của sản phẩm mỹ phẩm trước khi đưa ra thị trường. Quá trình này bao gồm việc thực hiện các thử nghiệm khoa học để xác định xem sản phẩm có đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn hay không.
Các cơ quan nhà nước thông qua việc thử nghiệm các chỉ tiêu an toàn của từng thành phần, chất hỗ trợ, chất bổ sung trong quá tình sản xuất có thể đánh giá được chất lượng và bảo vệ quyền lợi, sức khỏe của người tiêu dùng.
Hiện nay, có 2 phương pháp kiểm mỹ phẩm chính là: Kiểm nghiệm trên động vật và Kiểm nghiệm mỹ phẩm bằng cách xét mẫu:
- Kiểm nghiệm mỹ phẩm trên động vật: Sử dụng động vật thay thế cho con người để đánh giá độ an toàn. Chuột, thỏ… là những động vật được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, phương pháp này hiện đang bị phản đống mạnh mẽ do làm ảnh hưởng đến số lượng động vật trên thế giới.
- Kiểm nghiệm mỹ phẩm bằng cách xét nghiệm mẫu: Các chuyên gia sẽ dùng máy móc hiện đại trong ngành để phân tích, kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm. Phương pháp này được đánh giá cao nhờ việc đánh giá chính xác các tiêu chuẩn thành phần, thành phần gây hại trong mỹ phẩm. Nhưng vì không thử nghiệm trực tiếp lên con người nên tính hiệu quả, tính an toàn lại không thể chính xác hoàn toàn.
Kiểm nghiệm mỹ phẩm là gì? Kiểm nghiệm mỹ phẩm ở đâu? (Hình từ Internet)
Kiểm nghiệm mỹ phẩm ở đâu?
Có một số cơ sở kiểm nghiệm mỹ phẩm uy tín trên cả nước như sau:
[1] Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương
Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương có chiều dài 60 năm lịch sử hình thành và phát triển. Đây là hệ thống kiểm nghiệm thuốc chủ đạo, gắn liền với sự phát triển của ngành Dược Việt Nam
Cơ sở 1: Số 48 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Cơ sở 2: đưỡng Tựu Liệt, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
[2] Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội
Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội được thành lập từ năm 2018 và thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm nghiệm mỹ phẩm, thuộc bao gồm nguyên liệu, phụ liệu
Địa chỉ: Số 7, ngõ 107, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
[3] Viện kiểm nghiệm và Kiểm định chất lượng VnTest
Viện kiểm nghiệm và Kiểm định chất lượng VnTest đã được công nhận chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017
Địa chỉ: Số 7 ngách 168, 21 Ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
[4] Viện kiểm nghiệm thuốc TP.HCM
Viện kiểm nghiệm thuốc TP.HCM là cơ quan đầu ngành kiểm nghiệm, trực thuộc Bộ Y tế, được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 trong lĩnh vực dược và Bộ Y tế công nhận đạt tiêu chuẩn thực hành tốt phòng thí nghiệm GLP
Địa chỉ: Số 200 Cô Bắc, phường Cô Giang, quận 1, TP.HCM.
[5] Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng TP.HCM
Địa chỉ: Số 263 Điện Biên Phủ, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM
[6] Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc, Mỹ phẩm, Thực phẩm TP.HCM
Cơ sở 1: Số 45 Nguyễn Văn Tráng, phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
Cơ sở 2: Số 53 – 55 Lê Thị Riêng, phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM.
Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm gồm những giấy tờ nào?
Theo Điều 4 Thông tư 06/2011/TT-BYT bị bãi bỏ một số nội dung bởi điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định 155/2018/NĐ-CP và được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư 29/2020/TT-BYT quy định về hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm như sau:
Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm
Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm bao gồm các tài liệu sau:
1. Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);
3. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất). Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Giấy uỷ quyền phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 6 Thông tư này.
4. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu được quy định như sau:
a) Trường hợp miễn CFS bao gồm:
....
b) Ngoài các trường hợp miễn CFS quy định tại điểm a khoản này, hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu phải có CFS đáp ứng các yêu cầu sau đây:
....
Theo đó, hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm gồm có:
- Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm kèm theo dữ liệu công bố
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất)
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?