Mẫu thử dùng để sàng lọc phát hiện các loại Staphylococcal enterotoxin trong thực phẩm phải được bảo quản như thế nào theo TCVN 12753:2019?

Cho tôi hỏi: Mẫu thử dùng để sàng lọc phát hiện các loại Staphylococcal enterotoxin trong thực phẩm phải được bảo quản như thế nào theo TCVN 12753:2019?

Thuốc thử để sàng lọc phát hiện các loại Staphylococcal enterotoxin trong thực phẩm là những loại thuốc nào?

Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12753:2019 có quy định các thuốc thử để phát hiện các loại Staphylococcal enterotoxin trong thực phẩm bao gồm:

- Nước cất hoặc nước đã loại khoáng hoặc nước có chất lượng tương đương theo TCVN 4851 (ISO 3696).

- Axit clohydric (ví dụ: nồng độ 5 N, 1 N hoặc độ pha loãng khác).

- Natri hydroxit (ví dụ: nồng độ 5 N, 1 N hoặc độ pha loãng khác).

- PBS (dung dịch muối đệm phosphat), pH 7,3 ± 0,2 [NaCl/Na2HPO4: 145 mM/10 mM].

- PEG, khối lượng phân tử 20 000 g/mol (PolyEtylen Glycol).

Chuẩn bị dung dịch PEG đậm đặc: cân 30 g bột PEG và thêm 70 ml nước (5.1).

- Dung dịch làm sạch điện cực (ví dụ: etanol 70 %).

- Bộ kit phát hiện enzym miễn dịch dành riêng cho các SE. Bất kỳ bộ kit nào đều phải tuân thủ các tiêu chí hiệu năng (độ đáp ứng, độ đặc hiệu, LOD50).

Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích, trừ khi có quy định khác.

Mẫu thử dùng để sàng lọc phát hiện các loại Staphylococcal enterotoxin trong thực phẩm phải được bảo quản như thế nào theo TCVN 12753:2019?

Mẫu thử dùng để sàng lọc phát hiện các loại Staphylococcal enterotoxin trong thực phẩm phải được bảo quản như thế nào theo TCVN 12753:2019? (Hình từ Internet)

Thiết bị, dụng cụ nào dùng để sàng lọc phát hiện các loại Staphylococcal enterotoxin trong thực phẩm theo TCVN 12753:2019 ?

Tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12753:2019 có quy định các thiết bị, dụng cụ dùng để sàng lọc phát hiện các loại Staphylococcal enterotoxin trong thực phẩm.

Sử dụng các thiết bị của phòng thử nghiệm vi sinh thông thường [theo TCVN 6404 (ISO 7218)] và cụ thể như sau.

- Máy trộn.

- Cân.

- Thiết bị đồng hóa, ví dụ: bộ đồng hóa kiểu quay, bộ trộn hoặc bộ đồng hóa kiểu nhu động.

Khuyến khích sử dụng bộ đồng hóa kiểu quay, đặc biệt là cho tất cả các loại thực phẩm khó trộn để thu được mẫu đồng nhất. Nếu sử dụng bộ đồng hóa kiểu nhu động thì chỉ sử dụng túi không có bộ lọc.

- Máy lắc ở nhiệt độ phòng, ví dụ: máy lắc quay, máy khuấy từ, v.v...

- Máy đo pH và điện cực, ví dụ: điện cực kết hợp

- Máy ly tâm, có khả năng hoạt động tối thiểu ở 3 130g; có thể được làm lạnh, nếu cần.

- Màng lọc thẩm tách, ngưỡng khối lượng phân tử (MWCO) là 6 000 Da đến 8 000 Da.

- Khóa dùng cho màng lọc thẩm tách.

- Vật liệu lọc, ví dụ: phễu và bông thấm nước, bông thủy tinh, v.v...

- Khay nông.

- Tủ lạnh (duy trì ở 3 °C ± 2 °C hoặc 5 °C ± 3 °C) và tủ đông lạnh (≤ -18 °C).

- Dụng cụ phòng thử nghiệm bằng thủy tinh hoặc polypropylen để tránh sự hấp phụ các chất độc (phễu, cốc, lọ, ống ly tâm, v.v...).

- Dụng cụ thích hợp với bộ kit phát hiện được sử dụng.

- Nồi cách thủy (duy trì ở 38 °C ± 2 °C).

Mẫu thử dùng để sàng lọc phát hiện các loại Staphylococcal enterotoxin trong thực phẩm phải được bảo quản như thế nào theo TCVN 12753:2019?

Tại Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12753:2019 có quy định cách tiến hành như sau:

Cách tiến hành
8.1 Chuẩn bị phần mẫu thử
Trong trường hợp phomat có cùi, lấy khoảng 10 % cùi và 90 % phần lõi.
Vì các enterotoxin có thể phân bố không đồng đều trong mẫu, nếu có thể, trộn và đồng nhất toàn bộ mẫu hoặc một phần mẫu đại diện bằng bộ trộn (6.1). Sử dụng 25 g mẫu đồng nhất làm phần mẫu thử.
Trong trường hợp nghi ngờ bùng phát ngộ độc thực phẩm do tụ cầu (SFPO), thì cỡ mẫu thử có thể nhỏ hơn 25 g. Thực hiện phân tích như mô tả dưới đây và điều chỉnh các bước 8.3.1 đến 8.5.2 tương ứng. Tỷ lệ khối lượng của phần mẫu thử và chất chiết cô đặc (8.5.2.) phải xấp xỉ năm [ví dụ: phần mẫu thử từ 25 g cho 5,0 g đến 5,5 g dịch chiết cô đặc (tối đa 5,8 g đối với dịch chiết sánh), phần thử 12,5 g cho 2,5 g đến 2,8 g dịch chiết cô đặc (tối đa 2,9 g cho dịch chiết sánh)].
8.2 Bảo quản mẫu thử
Nên bảo quản mẫu thử ở 3 °C ± 2 °C hoặc 5 °C ± 3 °C (6.11) trước khi phân tích.
Nếu phân tích không được thực hiện trong vòng 24 h, có thể làm đông lạnh mẫu. Trong trường hợp này, cần rã đông hoàn toàn mẫu ở 3 °C ± 2 °C hoặc 5 °C ± 3 °C trước khi bắt đầu phân tích.
Để tránh thất thoát các độc tố, khuyến cáo không nên làm đông lạnh và rã đông mẫu nhiều lần trước khi phân tích.

Như vậy, mẫu thử dùng để sàng lọc phát hiện các loại Staphylococcal enterotoxin trong thực phẩm phải được bảo quản như sau:

Nên bảo quản mẫu thử ở 3 °C ± 2 °C hoặc 5 °C ± 3 °C (6.11) trước khi phân tích.

Nếu phân tích không được thực hiện trong vòng 24 h, có thể làm đông lạnh mẫu. Trong trường hợp này, cần rã đông hoàn toàn mẫu ở 3 °C ± 2 °C hoặc 5 °C ± 3 °C trước khi bắt đầu phân tích.

Để tránh thất thoát các độc tố, khuyến cáo không nên làm đông lạnh và rã đông mẫu nhiều lần trước khi phân tích.

Trân trọng!

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa được quy định thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392 : 2017?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chung về vệ sinh thực phẩm để kiểm soát ký sinh trùng theo TCVN 12379:2018?
Hỏi đáp Pháp luật
Vật liệu và thuốc thử vắc xin phòng bệnh dại trên chó theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8685-31:2019?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấu trúc mã định danh trang thiết bị y tế theo TCVN 13996:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu truy xuất nguồn gốc đối với chuỗi cung ứng sản phẩm dược mỹ phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13989 : 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình lấy mẫu và kiểm soát chất lượng đối với gia vị và thảo mộc dùng trong các sản phẩm thịt chế biến như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11926:2017?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu kỹ thuật của đèn cài mũ an toàn mỏ theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6472:1999?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yêu cầu về cảm quan và hình dạng bên ngoài của da nguyên liệu được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5365:1991?
Hỏi đáp Pháp luật
Xuất bản phẩm thông tin được phân loại theo các dấu hiệu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4523:2009?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương tiện bảo vệ cá nhân gồm những gì theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7547:2005?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Lương Thị Tâm Như
264 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào