Mã loại hình E15 là gì? Sử dụng mã loại hình E15 như thế nào?

Tôi có thắc mắc: Mã loại hình E15 là gì? Sử dụng mã loại hình E15 như thế nào? Mã loại hình nhập khẩu có các mã nào? (Câu hỏi của anh Phương - Hải Phòng)

Mã loại hình E15 là gì? Sử dụng mã loại hình E15 như thế nào?

Theo Mục 2 Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021, Mã loại hình E15 là mã loại hình nhập khẩu - Nhập nguyên liệu, vật tư của DNCX từ nội địa. Theo đó mã loại hình E15 được sử dụng trong trường hợp DNCX nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công từ nội địa hoặc từ DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan khác.

Mã loại hình E15 là gì? Sử dụng mã loại hình E15 như thế nào?

Mã loại hình E15 là gì? Sử dụng mã loại hình E15 như thế nào? (Hình từ Internet)

Mã loại hình nhập khẩu có các mã nào?

Căn cứ theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021, có 24 mã loại hình nhập khẩu bao gồm sau:

- Mã A11: Nhập kinh doanh tiêu dùng.

- Mã A12: Nhập kinh doanh sản xuất.

- Mã A21: Chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập.

- Mã A31: Nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu.

- Mã A41: Nhập kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu

- Mã A42: Thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa từ các loại hình khác, trừ tạm nhập.

- Mã A43: Nhập khẩu hàng hóa thuộc Chương trình ưu đãi thuế.

- Mã A44: Tạm nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế.

- Mã E11: Nhập nguyên liệu của DNCX từ nước ngoài.

- Mã E13: Nhập hàng hóa khác vào DNCX.

- Mã E15: Nhập nguyên liệu, vật tư của DNCX từ nội địa.

- Mã E21: Nhập nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài.

- Mã E23: Nhập nguyên liệu, vật tư gia công từ hợp đồng khác chuyển sang.

- Mã E31: Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu.

- Mã E33: Nhập nguyên liệu, vật tư vào kho bảo thuế.

- Mã E41: Nhập sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài.

- Mã G11: Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất.

- Mã G12: Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn.

- Mã G13: Tạm nhập miễn thuế.

- Mã G14: Tạm nhập khác.

- Mã G51: Tái nhập hàng hóa đã tạm xuất.

- Mã C11: Hàng nước ngoài gửi kho ngoại quan.

- Mã C21: Hàng đưa vào khu phi thuế quan.

- Mã H11: Hàng nhập khẩu khác.

Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có gì?

Theo Điều 3 Thông tư 33/2023/TT-BTC, hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm các giấy tờ như sau:

- Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư 33/2023/TT-BTC: 01 bản chính;

- Bảng kê khai chi phí sản xuất theo mẫu tại Phụ lục 2 và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm Thông tư 33/2023/TT-BTC trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác: 01 bản chụp;

- Quy trình sản xuất hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần (nếu có): 01 bản chụp.

- Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: 01 bản chụp.

Nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 33/2023/TT-BTC, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu cho cơ quan hải quan trong trường hợp dưới đây:

- Người khai hải quan muốn được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam và hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

- Hàng hóa theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để chứng minh hàng hóa được nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thuộc danh sách bị cấm vận theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc;

- Hàng hóa quy định theo Danh mục tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 33/2023/TT-BTC theo thông báo của các Bộ, ngành phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để xác định hàng hóa không có xuất xứ từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;

- Hàng hóa thuộc Danh mục theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thông báo đang ở thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp hạn chế số lượng.

Trân trọng!

Xuất nhập khẩu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xuất nhập khẩu
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa cấm nhập khẩu được nhập khẩu trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam mới nhất theo Thông tư 31?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 144/2024/NĐ-CP sửa đổi Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi?
Hỏi đáp pháp luật
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có quyền xuất khẩu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu là tỷ giá nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại bao gồm những hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu để lắp đặt thiết bị cho doanh nghiệp chế xuất có thuộc đối tượng chịu thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã loại hình xuất khẩu tại chỗ là mã nào? Hàng hóa nào được áp dụng hình thức xuất khẩu tại chỗ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 05/TDTL/GSQL phiếu theo dõi hàng hóa xuất nhập khẩu 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xuất nhập khẩu
Dương Thanh Trúc
15,126 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào