Cần có tối thiểu bao nhiêu người làm chuyên môn về dinh dưỡng trong bệnh viện có 100 giường bệnh?
Cần có tối thiểu bao nhiêu người làm chuyên môn về dinh dưỡng trong bệnh viện có 100 giường bệnh?
Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 41 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện:
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện
...
4. Tổ chức:
...
b) Các bộ phận chuyên môn:
Bệnh viện được tổ chức theo các bộ phận chuyên môn về khám bệnh, lâm sàng, cận lâm sàng, khoa dược và phụ trợ, bao gồm:
...
- Khoa dinh dưỡng đối với bệnh viện có quy mô từ 100 giường bệnh trở lên; mỗi 100 giường bệnh phải có tối thiểu 01 người làm chuyên môn về dinh dưỡng. Bộ phận dinh dưỡng lâm sàng hoặc có người phụ trách dinh dưỡng đối với bệnh viện có quy mô dưới 100 giường bệnh; người làm công tác dinh dưỡng phải là cử nhân dinh dưỡng hoặc người hành nghề có chức danh bác sỹ có chứng chỉ đào tạo 06 tháng trở lên về dinh dưỡng lâm sàng hoặc điều dưỡng có trình độ đại học và có chứng chỉ đào tạo 06 tháng trở lên về dinh dưỡng lâm sàng;
...
Như vậy, bệnh viện có quy mô 100 giường bệnh trở lên thì mỗi 100 giường bệnh phải có tối thiểu 01 người làm chuyên môn về dinh dưỡng.
Bệnh viên có quy mô dưới 100 giường bệnh thì có Bộ phận dinh dưỡng lâm sàng hoặc có người phụ trách dinh dưỡng
Người làm chuyên môn về dinh dưỡng ở đây có thể là:
- Cử nhân dinh dưỡng;
- Người hành nghề có chức danh bác sỹ có chứng chỉ đào tạo về dinh dưỡng lâm sàng;
- Điều dưỡng có trình độ đại học và có chứng chỉ đào tạo về dinh dưỡng lâm sàng;
Cần có tối thiểu bao nhiêu người làm chuyên môn về dinh dưỡng trong bệnh viện có 100 giường bệnh? (Hình từ Internet)
Cá nhân được phép hành nghề khám chữa bệnh khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định điều kiện để cá nhân được phép khám bệnh, chữa bệnh:
Điều kiện để cá nhân được phép khám bệnh, chữa bệnh
1. Cá nhân được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực;
b) Đã đăng ký hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này;
c) Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 21 của Luật này;
d) Có đủ sức khỏe để hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
đ) Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
...
Như vậy, cá nhân được phép hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:
(1) Có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực;
(2) Đã đăng ký hành nghề, trừ trường hợp được khám chữa bệnh mà không phải đăng ký hành nghề sau:
- Hoạt động cấp cứu ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ cấp cứu viên ngoại viện;
- Được cơ quan, người có thẩm quyền huy động, điều động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp;
- Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt;
- Khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình chuyển giao kỹ thuật chuyên môn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trong thời gian ngắn hạn;
- Trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
(3) Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám chữa bệnh như sau:
- Ngôn ngữ sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh là tiếng Việt;
- Người hành nghề nước ngoài được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để khám chữa bệnh;
(4) Có đủ sức khỏe để hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
(5) Không thuộc trường hợp bị cấm hành nghề khám chữa bệnh sau:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.
- Đang trong thời gian thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.
- Đang trong thời gian thử thách đối với người bị kết án phạt tù có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật nhưng được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
- Đang trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Đang trong thời gian bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo bản án hình sự có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc bị hạn chế thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Quy mô bệnh viện có tối thiểu bao nhiêu giường bệnh?
Căn cứ khoản 1 Điều 41 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện:
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 40 Nghị định này, bệnh viện phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
1. Quy mô bệnh viện:
a) Bệnh viện đa khoa: tối thiểu 30 giường bệnh;
b) Bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện răng hàm mặt: tối thiểu 20 giường bệnh;
c) Bệnh viện chuyên khoa: tối thiểu 20 giường bệnh; riêng đối với bệnh viện chuyên khoa mắt: tối thiểu 10 giường bệnh.
...
Như vậy số giường bệnh tối thiểu ở bệnh viện như sau:
- Bệnh viện đa khoa: tối thiểu 30 giường bệnh;
- Bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện răng hàm mặt: tối thiểu 20 giường bệnh;
- Bệnh viện chuyên khoa: tối thiểu 20 giường bệnh;
- Bệnh viện chuyên khoa mắt: tối thiểu 10 giường bệnh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?