Viên chức có bắt buộc phải trực tết âm lịch 2024 hay không?

Xin cho tôi hỏi: Viên chức có bắt buộc phải trực tết âm lịch 2024? Viên chức phải tuân thủ các quy định gì khi phục vụ nhân dân? Nhờ anh chị giải đáp.

Viên chức có bắt buộc phải trực tết âm lịch 2024?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau:

Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
....

Căn cứ quy định Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
.....

Như vậy, tết Âm lịch là ngày được nghỉ theo quy định của pháp luật lao động. theo đó viên chức được nghỉ tết theo quy định của pháp luật về lao động.

Ngoài ra không có quy định nào bắt buộc viên chức phải trực tết. Do đó viên chức không bắt buộc phải trực tết âm lịch 2024.

Viên chức có bắt buộc phải trực tết âm lịch 2024?

Viên chức có bắt buộc phải trực tết âm lịch 2024? (Hình từ Internet)

Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 14 Luật Viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định như sau:

Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định
1. Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

Theo đó quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định được quy định như sau:

- Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

- Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

Viên chức phải tuân thủ các quy định gì khi phục vụ nhân dân?

Căn cứ quy định khoản 5 Điều 17 Luật Viên chức 2010 quy định về nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp như sau:

Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp
.....
4. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:
a) Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;
b) Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;
c) Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;
d) Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
....

Như vậy, viên chức phải tuân thủ các quy định sau đây khi phục vụ nhân dân:

- Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;

- Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;

- Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;

- Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.

Trân trọng!

Tết nguyên đán
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tết nguyên đán
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm hôm nay? Lịch âm dương chi tiết nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào? Tết Âm lịch 2025 vào thứ mấy trong tuần?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025 là năm con gì? Tết Nguyên đán năm 2025 rơi vào thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Còn bao nhiêu ngày đến Tết 2025? Tết 2025 năm con gì? Tết 2025 bắn pháo hoa vào ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch vạn sự 2024: Xem chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm dương 2024 từ tháng 01 đến tháng 12 đầy đủ và chi tiết nhất cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm 2024 - Lịch dương 2024 đầy đủ, chi tiết nhất cả năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
23 tháng Chạp là ngày gì? 23 tháng Chạp 2024 là ngày mấy dương lịch?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Xem chi tiết, đầy đủ cả năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tết nguyên đán
Đinh Khắc Vỹ
618 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tết nguyên đán

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tết nguyên đán

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào