Thời gian ủ ấm đối với việc phát hiện các giai đoạn ẩn náu của côn trùng trong mẫu ngũ cốc và đậu đỗ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7847-3:2008 như thế nào?
- Thời gian ủ ấm đối với việc phát hiện các giai đoạn ẩn náu của côn trùng trong mẫu ngũ cốc và đậu đỗ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7847-3:2008 như thế nào?
- Để xác định bản chất và số lượng côn trùng ẩn náu trong mẫu ngũ cốc hoặc đậu đỗ cần đảm bảo thực hiện những nguyên tắc nào?
- Số lượng côn trùng tìm thấy phụ thuộc vào yếu tố nào?
Thời gian ủ ấm đối với việc phát hiện các giai đoạn ẩn náu của côn trùng trong mẫu ngũ cốc và đậu đỗ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7847-3:2008 như thế nào?
Tại Tiểu mục 7.3 Mục 7 TCVN 7847-3:2008 quy định thời gian ủ ấm đối với việc phát hiện các giai đoạn ẩn náu của côn trùng trong mẫu ngũ cốc và đậu đỗ như sau:
[1] Nếu côn trùng nhiều và linh hoạt thì dùng rây thử và khay (5.5) để loại bỏ chúng ra khỏi mẫu, cẩn thận không đổ mẫu vào rây quá nhiều quá ba tầng hạt (nếu cần, nên chia nhỏ mẫu).
- Sau khi rây, hoặc nếu côn trùng không nhiều và hoạt động thì trải hạt thành một lớp trên khay hoặc đĩa (5.6) và dùng kẹp mềm hoặc bút lông (5.7) loại bỏ tất cả côn trùng tìm thấy được.
- Nhận dạng tất cả côn trùng tìm thấy được trong mẫu thử và ghi lại số lượng côn trùng trưởng thành của mỗi loài riêng biệt và có thể cần ghi lại số lượng nhộng và ấu trùng. Nếu yêu cầu, cần ghi lại số lượng côn trùng sống và chết tách riêng.
- Sau khi loại hết côn trùng, cho mẫu thử vào vật chứa (5.3).
- Đậy nắp (5.4) vật chứa và đặt mẫu trong phòng hoặc tủ ấm (5.8).
- Nếu độ ẩm được xác định như trong 7.1 mà trên 15 % (tính theo khối lượng) thì độ ẩm tương đối của phòng hoặc tủ ấm phải ở trong khoảng từ 60 % đến 65 %. Nếu độ ẩm thấp hơn hoặc bằng 15 % (tính theo khối lượng) thì duy trì độ ẩm tương đối trong khoảng từ 65 % đến 70 %.
[2] Lặp lại thao tác quy định trong 7.3 và cứ 3 ngày hoặc 4 ngày thì lặp lại một lần trong khoảng thời gian 36 ngày. Thời gian ủ thực tế phụ thuộc vào nhiệt độ bảo quản mẫu loại hạt và loài côn trùng.
- Thời gian khuyến cáo của giai đoạn ủ ấm đối với một số loài côn trùng được đưa ra trong bảng. Nếu trong mẫu có nhiều hơn một loài côn trùng thì giai đoạn ủ ấm đối với loài có thời gian phát triển dài nhất được chấp nhận.
Bảng – Thời gian ủ ấm (tính bằng ngày) đối với việc phát hiện các giai đoạn ẩn náu của côn trùng trong mẫu ngũ cốc và đậu đỗ ở các điều kiện quy định
Thời gian ủ ấm đối với việc phát hiện các giai đoạn ẩn náu của côn trùng trong mẫu ngũ cốc và đậu đỗ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7847-3:2008? (Hình từ Internet)
Để xác định bản chất và số lượng côn trùng ẩn náu trong mẫu ngũ cốc hoặc đậu đỗ cần đảm bảo thực hiện những nguyên tắc nào?
Tại Mục 4 TCVN 7847-3:2008 quy định nguyên tắc để xác định bản chất và số lượng côn trùng ẩn náu trong mẫu ngũ cốc hoặc đậu đỗ như sau:
Nguyên tắc
Duy trì mẫu thử ở nhiệt độ kiểm soát và độ ẩm tương đối sao cho số côn trùng có mặt trong mẫu phát triển đến giai đoạn trưởng thành, với số lượng lớn nhất có thể. Loại bỏ côn trùng vũ hóa từ hạt, nhận dạng và đếm ở thời điểm kết thúc, xác định số lượng côn trùng có mặt ban đầu.
Theo đó, để xác định bản chất và số lượng côn trùng ẩn náu trong mẫu ngũ cốc hoặc đậu đỗ cần đảm bảo thực hiện những nguyên tắc sau:
- Cần duy trì mẫu thử ở nhiệt độ kiểm soát và độ ẩm tương đối sao cho số côn trùng có mặt trong mẫu phát triển đến giai đoạn trưởng thành, với số lượng lớn nhất có thể.
- Loại bỏ côn trùng vũ hóa từ hạt, nhận dạng và đếm ở thời điểm kết thúc, xác định số lượng côn trùng có mặt ban đầu.
Số lượng côn trùng tìm thấy phụ thuộc vào yếu tố nào?
Căn cứ Mục 9 TCVN 7847-3:2008, diễn giải kết quả đối với phương pháp chuẩn để xác định bản chất và số lượng côn trùng ẩn náu trong mẫu ngũ cốc hoặc đậu đỗ.cụ thể như sau:
Diễn giải kết quả
9.1. Đối với mỗi loài, mô hình của vũ hóa đại diện cho sự phân bố tuổi lại thời điểm lấy mẫu. Mô hình được vẽ trên đồ thị từ phải sang trái, sẽ thể hiện một bức tranh về tỷ lệ giữa các giai đoạn sống của côn trùng từ trứng đến trưởng thành trong khoảng thời gian bằng nhau.
Tỷ lệ của các giai đoạn trước trưởng thành cao là một dấu hiệu chứng tỏ rằng quần thể côn trùng trong mẫu đã tăng, còn tỷ lệ thấp là chứng tỏ quần thể côn trùng đã giảm.
9.2. Số lượng côn trùng tìm thấy phụ thuộc vào nhiệt độ ở thời điểm sản phẩm được bảo quản. Ở nhiệt độ thấp hơn 15 oC, không có loài nào liệt kê trong Bảng có thể phát triển nhanh để trở thành nguy hiểm nhưng ở nhiệt độ trên 25 oC thì thậm chí sự có mặt chỉ một cá thể trên một kilôgam của bất kỳ loài được liệt kê trong Bảng này cũng là mối nguy hiểm nghiêm trọng.
Theo đó, số lượng côn trùng tìm thấy phụ thuộc vào nhiệt độ ở thời điểm sản phẩm được bảo quản.
Ở nhiệt độ thấp hơn 15 oC, không có loài nào liệt kê trong Bảng có thể phát triển nhanh để trở thành nguy hiểm nhưng ở nhiệt độ trên 25 oC thì thậm chí sự có mặt chỉ một cá thể trên một kilôgam của bất kỳ loài được liệt kê trong Bảng này cũng là mối nguy hiểm nghiêm trọng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?