03 hàng hóa tạm quản theo Công ước Istanbul gồm những loại nào?

Xin cho tôi hỏi: 03 hàng hóa tạm quản theo Công ước Istanbul gồm những loại nào? Điều kiện áp dụng tạm quản hàng hóa gồm những gì? Nhờ anh chị giải đáp.

03 hàng hóa tạm quản theo Công ước Istanbul gồm những loại nào?

Căn cứ quy định Điều 4 Nghị định 64/2020/NĐ-CP quy định về hàng hóa tạm quản như sau:

Hàng hóa tạm quản
1. Các hàng hóa sau đây được tạm quản
a) Hàng hóa để trưng bày tại sự kiện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này;
b) Hàng hóa sử dụng tại sự kiện bao gồm: hàng hóa cần thiết cho mục đích giới thiệu máy móc nước ngoài hoặc thiết bị trưng bày; vật liệu xây dựng và trang trí, kể cả thiết bị điện cho gian hàng, quầy hàng; vật liệu quảng cáo và trưng bày để giới thiệu hàng hóa;
c) Trang thiết bị bao gồm thiết bị phiên dịch, thiết bị ghi âm thanh và hình ảnh, phim mang tính giáo dục, khoa học và văn hóa sử dụng tại sự kiện.

Như vậy, 03 hàng hóa tạm quản theo Công ước Istanbul gồm những loại sau đây:

- Hàng hóa để trưng bày tại sự kiện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 64/2020/NĐ-CP;

- Hàng hóa sử dụng tại sự kiện bao gồm: hàng hóa cần thiết cho mục đích giới thiệu máy móc nước ngoài hoặc thiết bị trưng bày; vật liệu xây dựng và trang trí, kể cả thiết bị điện cho gian hàng, quầy hàng; vật liệu quảng cáo và trưng bày để giới thiệu hàng hóa;

- Trang thiết bị bao gồm thiết bị phiên dịch, thiết bị ghi âm thanh và hình ảnh, phim mang tính giáo dục, khoa học và văn hóa sử dụng tại sự kiện.

03 hàng hóa tạm quản theo Công ước Istanbul gồm những loại nào?

03 hàng hóa tạm quản theo Công ước Istanbul gồm những loại nào? (Hình từ Internet)

Điều kiện áp dụng tạm quản hàng hóa gồm những gì?

Căn cứ quy định Điều 5 Nghị định 64/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện áp dụng tạm quản như sau:

Điều kiện áp dụng tạm quản
1. Hàng hóa tạm quản phải tuân thủ các chính sách về quản lý đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập của pháp luật.
2. Hàng hóa tạm quản phải phù hợp với mục đích tổ chức, tham gia sự kiện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này và được nhận diện bằng số seri hoặc đặc điểm, dấu hiệu nhận diện riêng.
3. Người khai hải quan sử dụng sổ ATA còn hiệu lực theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và được cấp bởi cơ quan cấp sổ ATA để thực hiện thủ tục hải quan.

Như vậy, điều kiện áp dụng tạm quản hàng hóa gồm có:

- Hàng hóa tạm quản phải tuân thủ các chính sách về quản lý đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập của pháp luật.

- Hàng hóa tạm quản phải phù hợp với mục đích tổ chức, tham gia sự kiện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 64/2020/NĐ-CP và được nhận diện bằng số seri hoặc đặc điểm, dấu hiệu nhận diện riêng.

- Người khai hải quan sử dụng sổ ATA còn hiệu lực,

tải về và được cấp bởi cơ quan cấp sổ ATA để thực hiện thủ tục hải quan.

Hồ sơ hải quan thực hiện thủ tục tạm xuất đối với hàng hóa tạm quản theo Công ước Istanbul gồm những gì?

Căn cứ quy định Điều 13 Nghị định 64/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục tạm xuất như sau:

Thủ tục tạm xuất
1. Hồ sơ hải quan:
a) Sổ ATA do VCCI cấp theo Mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy phép tạm xuất, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp;
c) Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hoặc tham dự sự kiện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này: 01 bản chụp.
....

Như vậy, hồ sơ hải quan thực hiện thủ tục tạm xuất đối với hàng hóa tạm quản theo Công ước Istanbul gồm có:

- Sổ ATA do VCCI cấp, tải về

- Giấy phép tạm xuất, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp;

- Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hoặc tham dự sự kiện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 64/2020/NĐ-CP: 01 bản chụp.

Trân trọng!

Hàng hóa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hàng hóa
Hỏi đáp Pháp luật
03 hàng hóa tạm quản theo Công ước Istanbul gồm những loại nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ tiêu dùng là gì? Các nhóm ngành dịch vụ hiện nay ở Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa và dịch vụ do Nhà nước định giá phải đáp ứng tiêu chí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành quy định về quản lý hàng hóa tân trang theo Hiệp định CPTPP?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/07/2024, Việc kiểm tra yếu tố hình thành giá thực hiện trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp là gì? Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp có được miễn kiểm tra thực tế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ có thể bị xử phạt đến hai tỷ đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Bán hàng hóa dưới giá vốn có được không?
Hỏi đáp pháp luật
Khi lên xe buýt có được mang hàng hóa cồng kềnh không?
Hỏi đáp pháp luật
Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm khi bị hư hỏng thì thủ tục cấp lại ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hàng hóa
Đinh Khắc Vỹ
144 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hàng hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào