Dịch vụ tiêu dùng là gì? Các nhóm ngành dịch vụ hiện nay ở Việt Nam?

Cho tôi hỏi: Dịch vụ tiêu dùng là gì? Các nhóm ngành dịch vụ hiện nay ở Việt Nam? Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định như thế nào? Câu hỏi từ chị Thu - Bắc Giang

Dịch vụ tiêu dùng là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Giá 2012 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
...
2. Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Như vậy, dịch vụ tiêu dùng cũng mang bản chất dịch vụ, cho nên có thể định nghĩa về dịch vụ tiêu dùng như sau: Dịch vụ tiêu dùng là một loại dịch vụ được cung cấp cho người tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, giải trí, hưởng thụ của họ.

Dịch vụ tiêu dùng mang bản chất dịch vụ, tức là nó là những hành động hoặc hoạt động vô hình mà nhà cung cấp dịch vụ cung cấp giá trị cho khách hàng.

Dịch vụ tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Một vài ví dụ về các loại hình dịch vụ tiêu dùng bao gồm có:

- Dịch vụ sửa chữ

- Dịch vụ tư vấn

- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe

- Các dịch vụ sửa chữa nhà, máy móc, ô tô, xe máy

- Các dịch vụ cung cấp giải pháp giáo dục,...

Dịch vụ tiêu dùng là gì? Các nhóm ngành dịch vụ hiện nay ở Việt Nam?

Dịch vụ tiêu dùng là gì? Các nhóm ngành dịch vụ hiện nay ở Việt Nam? (Hình từ Internet)

Các nhóm ngành dịch vụ hiện nay ở Việt Nam?

Căn cứ Điều 1 Ban hành kèm theo Quyết định 28/2011/QĐ-TTg danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam gồm 12 nhóm ngành dịch vụ, được mã hóa bằng bốn chữ số như sau:

- Dịch vụ vận tải (mã 2050);

- Dịch vụ du lịch (mã 2360);

- Dịch vụ bưu chính và viễn thông (mã 2450);

- Dịch vụ xây dựng (mã 2490);

- Dịch vụ bảo hiểm (mã 2530);

- Dịch vụ tài chính (mã 2600);

- Dịch vụ máy tính và thông tin (mã 2620);

- Phí mua, bán quyền sử dụng giấy phép, thương hiệu, bản quyền (mã 2660);

- Dịch vụ kinh doanh khác (mã 2680);

- Dịch vụ cá nhân, văn hóa và giải trí (mã 2870);

- Dịch vụ Chính phủ, chưa được phân loại ở nơi khác (mã 2910);

- Dịch vụ Logistic (mã 9000).

Mỗi nhóm ngành dịch vụ được chi tiết thành các phân nhóm, sản phẩm và được mã hóa bằng bốn chữ số.

Người tiêu dùng có các quyền lợi nào?

Căn cứ Điều 4 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định quyền của người tiêu dùng như sau:

- Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, bảo vệ thông tin, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp.

- Được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch; thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, nội dung giao dịch, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và về tổ chức, cá nhân kinh doanh.

- Lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch; thỏa thuận các nội dung giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh; được cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đúng với nội dung đã giao kết.

- Góp ý với tổ chức, cá nhân kinh doanh về giá, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, không bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc không đúng với đăng ký, thông báo, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu, giao kết, cam kết của tổ chức, cá nhân kinh doanh.

- Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn về kiến thức và kỹ năng tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

- Được tạo điều kiện lựa chọn môi trường tiêu dùng lành mạnh và bền vững.

- Được bảo vệ khi sử dụng dịch vụ công theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:

- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội.

- Quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng được công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ theo quy định của pháp luật.

- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải được chủ động thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật.

- Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác.

- Bảo đảm công bằng, bình đẳng, không phân biệt về giới, tự nguyện, không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội trong giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.

*Lưu ý: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2024

Trân trọng!

Hàng hóa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hàng hóa
Hỏi đáp Pháp luật
03 hàng hóa tạm quản theo Công ước Istanbul gồm những loại nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ tiêu dùng là gì? Các nhóm ngành dịch vụ hiện nay ở Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa và dịch vụ do Nhà nước định giá phải đáp ứng tiêu chí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành quy định về quản lý hàng hóa tân trang theo Hiệp định CPTPP?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/07/2024, Việc kiểm tra yếu tố hình thành giá thực hiện trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp là gì? Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp có được miễn kiểm tra thực tế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ có thể bị xử phạt đến hai tỷ đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Bán hàng hóa dưới giá vốn có được không?
Hỏi đáp pháp luật
Khi lên xe buýt có được mang hàng hóa cồng kềnh không?
Hỏi đáp pháp luật
Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm khi bị hư hỏng thì thủ tục cấp lại ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hàng hóa
Nguyễn Thị Hiền
8,099 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào