Bàn giao nhà chưa hoàn thành nghiệm thu thì bị xử lý như thế nào?
Có bắt buộc nghiệm thu công trình nhà ở trước khi bàn giao nhà ở cho người mua nhà ở thương mại không?
Căn cứ khoản 4 Điều 37 Luật Nhà ở 2023 quy định thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại:
Thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại
...
4. Việc bàn giao nhà ở cho người mua, thuê mua chỉ được thực hiện sau khi đã hoàn thành việc nghiệm thu công trình nhà ở theo thiết kế đã được phê duyệt và nghiệm thu công trình hạ tầng kỹ thuật của khu vực có nhà ở được đầu tư xây dựng theo tiến độ của dự án đã được phê duyệt. Trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải xây dựng công trình hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở theo chủ trương đầu tư dự án thì phải hoàn thành xây dựng và nghiệm thu công trình này theo tiến độ của dự án đã được phê duyệt trước khi bàn giao nhà ở. Trường hợp bàn giao nhà ở xây dựng thô thì phải hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài của nhà ở đó.
Khi bàn giao nhà chung cư, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải có đủ hồ sơ bàn giao nhà ở theo quy định của Chính phủ.
...
Theo quy định trên, nghiệm thu công trình nhà ở là bắt buộc trước khi bàn giao nhà ở cho người mua nhà ở thương mại.
Nghiệm thu công trình nhà ở là quá trình đánh giá chất lượng công trình nhà ở theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng trước khi đưa vào sử dụng.
Nghiệm thu công trình nhà ở bao gồm nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình và nghiệm thu hoàn thành công trình.
Bàn giao nhà chưa hoàn thành nghiệm thu thì bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Bàn giao nhà chưa hoàn thành nghiệm thu thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ điểm d khoản 4 Điều 58 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về kinh doanh bất động sản:
Vi phạm quy định về kinh doanh bất động sản
...
4. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản có một trong các hành vi sau đây:
...
d) Bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi chưa hoàn thành đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt, chưa bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực, chưa hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài (đối với trường hợp bàn giao nhà, công trình xây dựng thô) hoặc chưa hoàn thành nghiệm thu hoặc chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan có thẩm quyền đưa công trình nhà ở, công trình hạ tầng xã hội vào sử dụng theo quy định;
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
o) Buộc dừng bàn giao nhà, công trình xây dựng, hoàn thành việc xây dựng hoặc buộc hoàn thành nghiệm thu hoặc có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định với hành vi quy định tại điểm d khoản 4 Điều này;
...
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt
...
3. Trong Nghị định này, mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
a) Trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản là 1.000.000.000 đồng;
b) Trong hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà là 300.000.000 đồng;
c) Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo đó, chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản bàn giao nhà cho khách hàng khi chưa hoàn thành nghiệm thu thì bị phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng và buộc hoàn thành nghiệm thu.
Mức xử phạt trên áp dụng đối với tổ chức. Cá nhân có cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại có quyền gì?
Căn cứ Điều 38 Luật Nhà ở 2023 quy định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại có quyền sau:
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư, lập, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án.
- Bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở; thực hiện huy động vốn, thu tiền bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở theo quy định của pháp luật và theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
- Thực hiện quyền của người sử dụng đất và kinh doanh sản phẩm trong dự án theo nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư và nội dung dự án đã được phê duyệt.
- Được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản, pháp luật về đất đai, pháp luật về đầu tư.
- Được thực hiện quản lý, khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong phạm vi dự án không phải bàn giao cho Nhà nước theo nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, nội dung dự án đã được phê duyệt.
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định tại Điều 9 Luật Nhà ở 2023 và pháp luật về đất đai.
- Được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước trong quá trình thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?