Luật Các tổ chức tín dụng mới nhất năm 2024? File tải về toàn văn Luật Tổ chức tín dụng 2024?
Luật Các tổ chức tín dụng mới nhất năm 2024? File tải về toàn văn Luật Tổ chức tín dụng 2024?
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa 15 vào ngày 18/01/2024, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Các tổ chức tín dụng 2024 với tỷ lệ biểu quyết tán thành là 91,28%.
Theo đó, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2024. Riêng đối với Khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Chính vì vậy, theo thời điểm hiện tại (30/01/2024) thì Luật Các tổ chức tín dụng 2010 vẫn được áp dụng. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/07/2024 sẽ thực hiện theo quy định Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Do đó, Luật Các tổ chức tín dụng mới nhất năm 2024 là Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Hiện nay, tính đến thời điểm hiện tại thì văn bản Luật Tổ chức tín dụng 2024 vẫn chưa được công bố. Vì vậy, toàn văn Luật đất đai 2024 vẫn đang chỉ là bản dự thảo, cụ thể như sau:
Tải về file toàn văn Luật Tổ chức tín dụng 2024 tại đây.
Luật Các tổ chức tín dụng mới nhất năm 2024? File tải về toàn văn Luật Tổ chức tín dụng 2024? (Hình từ Internet)
Khi nào có toàn văn Luật Tổ chức tín dụng 2024?
Căn cứ theo Điều 80 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về công bố luật, pháp lệnh, nghị quyết như sau:
Công bố luật, pháp lệnh, nghị quyết
1. Chủ tịch nước công bố luật, pháp lệnh chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày luật, pháp lệnh được thông qua.
Đối với pháp lệnh đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua mà Chủ tịch nước đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Hiến pháp thì chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, Chủ tịch nước gửi văn bản đến Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu xem xét lại. Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm xem xét lại những vấn đề mà Chủ tịch nước có ý kiến tại phiên họp gần nhất. Sau khi pháp lệnh được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết, thông qua lại thì Chủ tịch nước công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua lại. Trong trường hợp Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.
Đối với luật, pháp lệnh được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì Chủ tịch nước công bố luật, pháp lệnh chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày luật, pháp lệnh được thông qua.
.....
Như vậy, toàn văn Luật Tổ chức tín dụng 2024 sẽ do Chủ tịch nước công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Luật Tổ chức tín dụng 2024 (ngày 18/01/2024).
Luật Tổ chức tín dụng 2024 do cơ quan nào ban hành?
Tại Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về luật, nghị quyết của Quốc hội như sau:
Luật, nghị quyết của Quốc hội
1. Quốc hội ban hành luật để quy định:
a) Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
b) Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định; việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt;
c) Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
.....
Qua đó, Luật Tổ chức tín dụng 2024 sẽ do Quốc hội ban hành. Mặt khác, việc xem xét thông qua các dự án luật của Quốc hội được thực hiện như sau: (Theo Điều 73 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)
[1] Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật tại một hoặc hai kỳ họp Quốc hội; trường hợp dự án luật lớn, nhiều điều, khoản có tính chất phức tạp thì Quốc hội có thể xem xét, thông qua tại ba kỳ họp.
[2] Chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, hồ sơ dự án trình Quốc hội phải được gửi đến các đại biểu Quốc hội.
[3] Hồ sơ dự án luật trình Quốc hội bao gồm các tài liệu sau đây:
- Tờ trình Quốc hội về dự án luật
- Dự thảo văn bản.
- Báo cáo thẩm định đối với dự án luật do Chính phủ trình; ý kiến của Chính phủ đối với dự án không do Chính phủ trình; bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý;
- Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo; báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án, dự thảo;
- Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
- Dự thảo văn bản quy định chi tiết và tài liệu khác (nếu có).
*Tờ trình, dự thảo văn bản và báo cáo thẩm tra về dự án, dự thảo được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 trường hợp Đảng viên không cần kiểm điểm cuối năm 2024 theo Quyết định 124-QĐ/TW?
- Trọn bộ Đáp án Tuần 8 Cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024?
- Tổng hợp Đề thi Toán giữa kì 1 lớp 9 năm 2024 có đáp án?
- FTU là trường gì? Mã trường FTU? Trường Đại học Ngoại thương là trường công hay tư?
- Đơn giá bồi thường cây trồng tỉnh Kon Tum từ ngày 10/11/2024?