Các lĩnh vực thuộc Bộ Công thương mà người sau khi thôi giữ chức vụ, quyền hạn không được thành lập điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã?
- Thế nào là người có chức vụ, quyền hạn?
- Các lĩnh vực thuộc Bộ Công thương mà người sau khi thôi giữ chức vụ, quyền hạn không được thành lập điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã?
- Thời hạn người có chức vụ, quyền hạn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương sau khi thôi giữ chức vụ, quyền hạn không được thành lập điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã được quy định thế nào?
Thế nào là người có chức vụ, quyền hạn?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy đinh như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
.....
2. Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
.....
Theo đó người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Trong đó bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
- Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Các lĩnh vực thuộc Bộ Công thương mà người sau khi thôi giữ chức vụ, quyền hạn không được thành lập điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã? (Hình từ Internet)
Các lĩnh vực thuộc Bộ Công thương mà người sau khi thôi giữ chức vụ, quyền hạn không được thành lập điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã?
Ngày 29/12/2023 Bộ trưởng Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 48/2023/TT-BCT Quy định danh mục lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó sau khi thôi giữ chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã.
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 48/2023/TT-BCT quy định về danh mục các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó sau khi thôi giữ chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã.
Theo đó các lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn sau khi thôi giữ chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã bao gồm:
[1] Thương mại trong nước.
[2] Xuất nhập khẩu.
[3] Xúc tiến thương mại.
[4] Công nghiệp.
[5] Năng lượng.
[6] Hóa chất.
[7] Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng.
[8] Quản lý thị trường.
[9] Quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
[10] Chương trình, dự án, đề án thuộc các lĩnh vực được quy định tại [1] đến [8].
Thời hạn người có chức vụ, quyền hạn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương sau khi thôi giữ chức vụ, quyền hạn không được thành lập điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã được quy định thế nào?
Căn cứ quy định Điều 5 Thông tư 48/2023/TT-BCT quy định về thời hạn người có chức vụ, quyền hạn thuộc danh mục lĩnh vực quy định thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương sau khi thôi giữ chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã như sau:
Theo đó thời hạn người có chức vụ, quyền hạn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương sau khi thôi giữ chức vụ, quyền hạn không được thành lập điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã được quy định như sau:
- Thời hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã đối với người không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực thuộc danh mục quy định từ [1] đến [9] là đủ 12 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ, quyền hạn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Thời hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã đối với người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực thuộc danh mục quy định từ [1] đến [9] là đủ 24 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ, quyền hạn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Thời hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã đối với người thôi giữ chức vụ, quyền hạn chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng hoặc thẩm định, phê duyệt Chương trình, dự án, đề án quy định tại [10] được xác định theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 23 Nghị định 59/2019/NĐ-CP.
Lưu ý: Thông tư 48/2023/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?