Tỉnh nào ở Việt Nam có đông dân tộc sinh sống nhất?
Danh mục 54 dân tộc anh em Việt Nam? Tỉnh nào ở Việt Nam có đông dân tộc sinh sống nhất?
Căn cứ Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam ban hành theo Quyết định 121-TCTK/PPCĐ năm 1979 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê công bố Việt Nam có 54 dân tộc anh em.
Danh mục 54 dân tộc anh em Việt Nam, bao gồm:
Trên đây là danh mục 54 dân tộc anh em.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến nay, tỉnh có đông dân tộc sinh sống nhất ở Việt Nam là Đắk Lắk.
Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Nguyên gồm các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Đắk Nông. Đây là tỉnh gồm 49 dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hóa riêng.
Nơi đây được xem là “cái nôi” của nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào Ê Đê, M'Nông, Gia Rai như: lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân… hay những sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá như: kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản trường ca Tây Nguyên…
Trong đó, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Tỉnh nào ở Việt Nam có đông dân tộc sinh sống nhất? (Hình từ Internet)
Chính sách y tế, dân số vùng dân tộc thiểu số được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 05/2011/NĐ-CP quy định về chính sách y tế, dân số như sau:
Chính sách y tế, dân số
1. Đảm bảo đồng bào các dân tộc thiểu số được sử dụng các dịch vụ y tế; thực hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật.
2. Tập trung xây dựng, củng cố, mở rộng cơ sở y tế, khám chữa bệnh; bảo đảm thuốc phòng và chữa bệnh cho đồng bào các dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
3. Hỗ trợ việc bảo tồn, khai thác, sử dụng những bài thuốc dân gian và phương pháp chữa bệnh cổ truyền có giá trị của đồng bào các dân tộc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
4. Bảo đảm nâng cao chất lượng dân số, phát triển dân số hợp lý của từng dân tộc theo quy định của pháp luật.
5. Đẩy mạnh sự nghiệp xã hội hóa y tế, thực hiện chính sách ưu tiên đối với các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động đầu tư, phát triển y tế ở vùng dân tộc thiểu số.
6. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nội dung Điều này.
Theo đó, chính sách y tế, dân số vùng dân tộc thiểu số được quy định như sau:
- Đảm bảo đồng bào các dân tộc thiểu số được sử dụng các dịch vụ y tế; thực hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật.
- Tập trung xây dựng, củng cố, mở rộng cơ sở y tế, khám chữa bệnh; bảo đảm thuốc phòng và chữa bệnh cho đồng bào các dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
- Hỗ trợ việc bảo tồn, khai thác, sử dụng những bài thuốc dân gian và phương pháp chữa bệnh cổ truyền có giá trị của đồng bào các dân tộc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
- Bảo đảm nâng cao chất lượng dân số, phát triển dân số hợp lý của từng dân tộc theo quy định của pháp luật.
- Đẩy mạnh sự nghiệp xã hội hóa y tế, thực hiện chính sách ưu tiên đối với các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động đầu tư, phát triển y tế ở vùng dân tộc thiểu số.
Chính sách đối với cán bộ người dân tộc thiểu số có tác động như thế nào đến sự phát triển của đồng bào dân tộc thiểu số?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 05/2011/NĐ-CP quy định về chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số như sau:
Chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số
1. Cán bộ người dân tộc thiểu số có năng lực và đủ tiêu chuẩn phù hợp quy định của pháp luật, được bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý các cấp.
Ở các địa phương vùng dân tộc thiểu số, nhất thiết phải có cán bộ chủ chốt người dân tộc thiểu số.
2. Đảm bảo tỷ lệ hợp lý cán bộ người dân tộc thiểu số, ưu tiên cán bộ nữ, cán bộ trẻ tham gia vào các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp.
3. Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số.
Như vậy, chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số như sau:
- Cán bộ người dân tộc thiểu số có năng lực và đủ tiêu chuẩn phù hợp quy định của pháp luật, được bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý các cấp.
Ở các địa phương vùng dân tộc thiểu số, nhất thiết phải có cán bộ chủ chốt người dân tộc thiểu số.
- Đảm bảo tỷ lệ hợp lý cán bộ người dân tộc thiểu số, ưu tiên cán bộ nữ, cán bộ trẻ tham gia vào các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp.
- Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?