Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh nào?
Vùng kinh tế trọng điểm là gì?
Vùng kinh tế trọng điểm là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia gồm một số tỉnh, thành phố hội tụ được các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò động lực, đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả nước.
Các vùng kinh tế trọng điểm có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh nào? (Hình từ Internet)
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh nào?
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Vùng 4) là một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, được chia thành hai phân khu chính: Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Phân khu Đông Nam Bộ bao gồm các tỉnh và thành phố như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Bình Thuận, và Long An.
Trong khi đó, phân khu Tây Nam Bộ bao gồm các tỉnh như An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, và Vĩnh Long.
Những tỉnh thành trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của khu vực này, cũng như cả đất nước. Đây là các địa điểm tập trung nhiều nguồn lực và tiềm năng kinh tế, góp phần quan trọng vào sự thịnh vượng và phát triển bền vững của Việt Nam.
06 quan điểm nhằm đẩy mạnh phát triển vùng kinh tế trọng điểm hiện nay?
Tại Mục 1 Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2020 đã đề ra 06 quan điểm nhằm đẩy mạnh phát triển vùng kinh tế trọng điểm. Cụ thể:
[1] Đổi mới tư duy, sáng tạo, khơi dậy khát vọng vươn lên mạnh mẽ của toàn vùng và từng địa phương, phát huy tinh thần tự lực, tự cường và xác định các yếu tố bứt phá để phấn đấu vươn lên, phát triển nhanh, bền vững, đóng góp một cách thiết thực vào việc hiện thực hóa khát vọng phát triển của vùng và của cả nước.
[2] Khẩn trương hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về điều phối liên kết vùng để thúc đẩy liên kết vùng KTTĐ đảm bảo chủ động, hiệu quả; kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các hoạt động liên kết vùng.
[3] Xây dựng quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch cấp vùng thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo có tầm nhìn dài hạn, phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, tính liên kết đặc thù của từng vùng.
Xây dựng quy hoạch cấp tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo phương pháp tích hợp nhiều quy hoạch, thể hiện được vai trò "đầu tàu" của vùng KTTĐ với cách làm đổi mới sáng tạo, không tư duy dàn trải, cát cứ, chỉ nghĩ lợi ích một địa phương mà bỏ qua các yếu tố vùng, yếu tố quốc gia.
[4] Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù huy động nguồn lực xã hội và bố trí nguồn lực đầu tư thích đáng từ nguồn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021-2025 để phát triển kết cấu hạ tầng của Vùng KTTĐ, nhất là các dự án giao thông, thủy lợi liên vùng, các dự án quan trọng quy mô lớn tác động lan tỏa tích cực, các công trình chống ngập, trữ nước, kiểm soát mặn, thích ứng với biến đổi khí hậu.
[5] Xác định các ngành, lĩnh vực phù hợp với đặc thù, lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương trong vùng để tập trung thu hút đầu tư, hạn chế phát triển dàn trải, trùng lặp, cạnh tranh giữa các vùng và nội vùng; tránh phụ thuộc vào một số ngành, lĩnh vực phát triển không bền vững, đã hết dư địa tăng trưởng.
Các tỉnh, thành phố trong vùng KTTĐ cần luôn đi đầu trong đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và áp dụng các mô hình phát triển kinh tế mới, thể hiện vai trò đầu tàu, “hạt nhân phát triển” của nền kinh tế quốc gia.
[6] Nâng cao trách nhiệm của các đồng chí Bộ trưởng, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng vùng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc phối hợp, liên kết phát triển kinh tế giữa các địa phương trong vùng và liên vùng.
Các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm cần chủ động phối hợp thúc đẩy liên kết vùng; xác định vị trí, vai trò kết nối của từng địa phương trong vùng và giữa vùng với cả nước thông qua các hình thức liên kết và điều phối vùng phù hợp đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 15 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy?
- Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập?
- Hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản là sự thỏa thuận giữa các đối tượng nào?
- Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bị miễn nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ không?
- 06 điều cần lưu ý về cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54?