Hiểu thế nào về vi phạm hành chính nhiều lần? Sự khác nhau giữa vi phạm hành chính nhiều lần và tái phạm là gì?
Hiểu thế nào về vi phạm hành chính nhiều lần và tái phạm?
Theo khoản 5, khoản 6 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về vi phạm hành chính và vi phạm hành chính nhiều lần, tái phạm như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
...
5. Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt; cá nhân đã bị ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó.
6. Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý.
....
Theo đó, vi phạm hành chính nhiều lần là việc cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi có lỗi, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý.
Bên cạnh đó, tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt; cá nhân đã bị ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó.
Hiểu thế nào về vi phạm hành chính nhiều lần? Sự khác nhau giữa vi phạm hành chính nhiều lần và tái phạm là gì? (Hình từ Internet)
Sự khác nhau giữa vi phạm hành chính nhiều lần và tái phạm là gì?
Sau đây là bảng phân biệt vi phạm hành chính nhiều lần và tái phạm theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Tiêu chí phân biệt | Căn cứ pháp lý | Vi phạm hành chính nhiều lần | Tái phạm |
Định nghĩa | khoản 5, 6 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 | Là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý. | Là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt; cá nhân đã bị ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó. |
Bản chất | Vi phạm hành chính nhiều lần là việc một chủ thể đã vi phạm cùng 1 hành vi nhiều lần nhưng trước đó chưa bị xử phạt. | Tái phạm trong vi phạm hành chính là hành vi đã bị xử phạt nhưng lại tiếp tục vi phạm hành vi đó. | |
Cách thức xử phạt | - điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) - điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 | Bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được quy định là tình tiết tăng nặng | Được xem là tình tiết tăng nặng |
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là bao lâu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm trừ một số trường hợp sau:
- 02 năm đối với: Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước
- Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?