Mẫu đề xuất tăng lương cho người lao động mới nhất 2024?

Cho tôi hỏi anh chị có mẫu đề xuất tăng lương cho người lao động đề xuất với công ty sau tết không, nếu có cho tôi file tải về được không? Mong được giải đáp!

Mẫu đề xuất tăng lương cho người lao động mới nhất 2024?

Mẫu đề xuất tăng lương là một văn bản được sử dụng bởi nhân viên để đề xuất tăng lương cho cấp trên. Mẫu đề xuất này thường bao gồm các thông tin chính như:

- Tiêu đề: Tiêu đề cần nêu rõ mục đích của văn bản là đề xuất tăng lương.

- Thông tin cá nhân: Bao gồm họ tên, chức danh, thời gian làm việc tại công ty của nhân viên.

- Lý do tăng lương: Nhân viên cần nêu rõ lý do tại sao họ xứng đáng được tăng lương, chẳng hạn như thành tích công việc, kỹ năng, kinh nghiệm, hoặc đóng góp cho công ty.

- Mức lương đề xuất: Nhân viên cần nêu rõ mức lương họ mong muốn được tăng.

Mẫu đề xuất tăng lương giúp nhân viên thể hiện rõ ràng và thuyết phục cấp trên về việc họ xứng đáng được tăng lương. Mẫu đề xuất này cũng giúp nhân viên chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để có thể đàm phán tăng lương thành công.

Sau đây là mẫu đề xuất tăng lương cho người lao động chuyên nghiệp cho người lao động năm 2024 có thể tham khảo:

Tải về miễn phí mẫu đề xuất tăng lương chuyên nghiệp cho người lao động năm 2024 tại đây tải về

Mẫu đề xuất tăng lương cho người lao động mới nhất 2024?

Mẫu đề xuất tăng lương cho người lao động mới nhất 2024? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp có cần tăng lương hằng năm cho người lao động không?

Theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:

Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Qua đó có thể thấy tiền lương là khoản tiền mà doanh nghiệp sẽ trả cho người lao động theo thỏa thuận và sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu

Bên cạnh đó, theo Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trả lương như sau:

Trả lương
1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

Theo đó, với quy định tại pháp luật lao động hiện nay thì không có quy định cụ thể về việc doanh nghiệp bắt buộc phải tăng lương hằng năm cho người lao động

Trên thực tế, việc tăng lương cho người lao động sẽ dựa trên sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động hoặc thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể, quy định của người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động cho rằng mình đã đạt được thành tích cao hoặc đáp ứng đủ điều kiện được đề xuất tăng lương với người sử dụng lao động thì người lao động có thể làm văn bản đề xuất tăng lương cho người sử dụng lao động.

Khi nào thì người lao động ngừng việc nhưng vẫn được trả lương?

Theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương ngừng việc như sau:

Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

[1] Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

[2] Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;

[3] Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

- Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

- Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Trân trọng!

Người lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp phá sản sẽ ưu tiên thanh toán khoản nào cho người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm OT là gì? Tiền lương làm OT được tính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ phận QC là gì? Bộ phận QC có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
01 năm có bao nhiêu tuần bao nhiêu ngày? Được xin nghỉ phép tối đa bao nhiêu ngày trong 01 năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có nhiều vi phạm nhưng đang nghỉ ốm đau thì được áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động cùng một lúc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết giờ làm việc mùa đông 2024 tại một số tỉnh thành?
Hỏi đáp Pháp luật
Con từ 03 tuổi dưới 07 tuổi bị ốm, người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày trong một năm cho mỗi con?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/7/2025, con dưới 03 tuổi bị ốm, NLĐ được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày trong một năm cho mỗi con?
Hỏi đáp Pháp luật
Quan hệ lao động là gì? Quan hệ lao động được xây dựng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tổ chức Hội nghị Cán bộ công chức viên chức người lao động năm học 2024 - 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Chu Tường Vy
1,422 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào