Cổng thông tin điện tử là gì? Các chức năng hỗ trợ cơ bản của cổng thông tin điện tử?
Cổng thông tin điện tử là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 42/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cổng thông tin điện tử là điểm truy cập của cơ quan trên môi trường mạng, liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và các ứng dụng mà qua đó người dùng có thể khai thác, sử dụng và cá nhân hóa việc hiển thị thông tin.
...
Theo đó, cổng thông tin điện tử được hiểu là điểm truy cập của cơ quan trên môi trường mạng, liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và các ứng dụng mà qua đó người dùng có thể khai thác, sử dụng và cá nhân hóa việc hiển thị thông tin.
Cổng thông tin điện tử là gì? Các chức năng hỗ trợ cơ bản của cổng thông tin điện tử? (Hình từ Internet)
Các chức năng hỗ trợ cơ bản của cổng thông tin điện tử được quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Nghị định 42/2022/NĐ-CP quy định về các chức năng hỗ trợ cơ bản của cổng thông tin điện tử như sau:
Các chức năng hỗ trợ cơ bản của cổng thông tin điện tử
1. Hỗ trợ tìm kiếm, liên kết và lưu trữ thông tin
a) Chức năng tra cứu, tìm kiếm thông tin cho phép tìm kiếm được đầy đủ và chính xác nội dung thông tin, tin, bài cần tìm hiện có theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
b) Cung cấp đầy đủ, chính xác các đường liên kết đến cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước khác có liên quan.
c) Cung cấp chức năng in ấn và lưu trữ cho mỗi tin, bài.
2. Cung cấp thông tin bằng tiếng nước ngoài
a) Cơ quan nhà nước phải bảo đảm cung cấp các thông tin bằng tiếng Anh gồm: Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó và của từng đơn vị trực thuộc; thông tin liên hệ của cán bộ, công chức có thẩm quyền, bao gồm họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử chính thức.
b) Khuyến khích cơ quan nhà nước đăng tải các mục thông tin khác bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ khác.
c) Các mục thông tin quy định tại điểm a, điểm b của khoản 2 Điều này phải được cập nhật kịp thời khi có thay đổi.
3. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, các cơ quan nhà nước triển khai các chức năng cơ bản tại khoản 1, khoản 2 Điều này trên các kênh cung cấp khác.
Theo đó, các chức năng hỗ trợ cơ bản của cổng thông tin điện tử bao gồm:
[1] Hỗ trợ tìm kiếm, liên kết và lưu trữ thông tin
- Chức năng tra cứu, tìm kiếm thông tin cho phép tìm kiếm được đầy đủ và chính xác nội dung thông tin, tin, bài cần tìm hiện có theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
- Cung cấp đầy đủ, chính xác các đường liên kết đến cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước khác có liên quan.
- Cung cấp chức năng in ấn và lưu trữ cho mỗi tin, bài.
[2] Cung cấp thông tin bằng tiếng nước ngoài
- Cơ quan nhà nước phải bảo đảm cung cấp các thông tin bằng tiếng Anh gồm: Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó và của từng đơn vị trực thuộc; thông tin liên hệ của cán bộ, công chức có thẩm quyền, bao gồm họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử chính thức.
- Khuyến khích cơ quan nhà nước đăng tải các mục thông tin khác bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ khác.
- Các mục thông tin quy định tại điểm a, điểm b của khoản 2 Điều 7 Nghị định 42/2022/NĐ-CP phải được cập nhật kịp thời khi có thay đổi.
Hình thức khai thác, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử trên Cổng thông tin điện tử được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 47 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hình thức khai thác, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử trên Cổng thông tin điện tử như sau:
- Bên sử dụng thông tin là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh là người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; các tổ chức, cá nhân là người mua hàng hóa, dịch vụ truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin hóa đơn điện tử theo các nội dung thông tin hóa đơn điện tử.
- Bên sử dụng thông tin là các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tín dụng, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đã ký quy chế trao đổi thông tin hoặc ký hợp đồng phải đăng ký và được cấp quyền truy cập, kết nối, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử từ Tổng cục Thuế như sau:
+ Áp dụng chữ ký số có hiệu lực theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện việc mã hóa đường truyền;
+ Đảm bảo an toàn thông tin theo quy định của pháp luật;
+ Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Thuế công bố, gồm: Chỉ tiêu thông tin, định dạng dữ liệu, phương thức kết nối, tần suất trao đổi thông tin.
Bên sử dụng thông tin nêu tại khoản 2 Điều 47 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có trách nhiệm phân công đầu mối đăng ký sử dụng thông tin hóa đơn điện tử (sau đây gọi tắt là đầu mối đăng ký) và thông báo cho Tổng cục Thuế bằng văn bản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?