Nghe lén điện thoại của người khác thì bị xử lý như thế nào năm 2024?
Nghe lén điện thoại của người khác thì bị xử lý như thế nào năm 2024?
Căn cứ theo Điều 21 Hiến pháp 2013 có quy định như sau:
Điều 21.
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Mặt khác, theo Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau:
Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
.....
Căn cứ tại Điều 12 Luật Viễn thông 2009 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông như sau:
Các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông
.....
3. Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác.
4. Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
....
Theo quy định Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015 về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác như sau:
Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
....
c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
.....
Theo điểm q khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
.....
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
.....
q) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
r) Thu giữ thư, điện báo, điện tín trái pháp luật.
....
Thông qua quy định trên, việc nghe lén điện thoại của người khác được xem là hành vi xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình và là một trong các hình vi bị cấm trong hoạt động viễn thông.
- Hành vi nghe lén điện thoại có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức và từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân.
- Tùy vào mức độ vi phạm thì người nghe lén điện thoại có thể thể bị xử lý hình sự theo các hình thức sau: bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Nghe lén điện thoại của người khác thì bị xử lý như thế nào năm 2024? (Hình từ Internet)
Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại điểm c, điểm d khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
....
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường;
....
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này
....
Như vậy, sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
Cá nhân sử dụng điện thoại trên máy bay bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 162/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về khai thác tàu bay như sau:
Vi phạm quy định về khai thác tàu bay
....
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đến 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Hút thuốc, kể cả thuốc lá điện tử hoặc gây khói, cháy trên tàu bay
b) Sử dụng thiết bị điện tử, thiết bị thu phát sóng trên tàu bay khi không được phép;
c) Làm hư hỏng trang bị, thiết bị của tàu bay;
....
Theo đó, cá nhân có hành vi sử dụng điện thoại trên máy bay khi không được phép sẽ bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý: Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá dịch vụ khám chữa bệnh áp dụng tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ ngày 14/11/2024?
- 24 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Nghỉ hằng năm NLĐ được ứng bao nhiêu phần trăm tiền lương?
- Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị giải thể trong trường hợp nào từ 20/11/2024?
- Mẫu biên bản họp chi bộ thường kỳ thông dụng, phổ biến nhất 2024?
- Dự án có thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tạm dừng thu trong các trường hợp nào?