Cán bộ công đoàn là ai? Có mấy hình thức kỷ luật vi phạm đối với cán bộ công đoàn?

Cho tôi hỏi: Cán bộ công đoàn là ai? Có mấy hình thức kỷ luật vi phạm đối với cán bộ công đoàn? Những ai được hưởng phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở? Mong được giải đáp!

Cán bộ công đoàn là ai?

Tại Điều 4 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa 12) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về cán bộ công đoàn như sau:

Cán bộ công đoàn
1. Cán bộ công đoàn là người đảm nhiệm các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên thông qua bầu cử tại đại hội hoặc hội nghị công đoàn; được cấp có thẩm quyền chỉ định, công nhận, tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ công đoàn hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.
2. Cán bộ công đoàn gồm có cán bộ công đoàn chuyên trách và cán bộ công đoàn không chuyên trách.
a. Cán bộ công đoàn chuyên trách là người được cấp có thẩm quyền chỉ định, tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được đại hội, hội nghị công đoàn các cấp bầu ra để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn.
b. Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm, do đoàn viên tín nhiệm bầu và được cấp có thẩm quyền của công đoàn công nhận hoặc chỉ định vào các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên.

Bên cạnh đó, Tiểu mục 5.1 Mục 5 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định về cán bộ công đoàn như sau:

Cán bộ công đoàn theo Điều 4
5.1. Cán bộ công đoàn bao gồm: Tổ trưởng, tổ phó công đoàn, ủy viên ban chấp hành công đoàn các cấp; ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp, thành viên các ban quần chúng của công đoàn các cấp thông qua bầu cử hoặc cấp công đoàn có thẩm quyền chỉ định. Cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của công đoàn các cấp.

Theo đó, cán bộ công đoàn là người đảm nhiệm các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên thông qua bầu cử tại đại hội hoặc hội nghị công đoàn.

Cán bộ công đoàn gồm có cán bộ công đoàn chuyên trách và cán bộ công đoàn không chuyên trách.

Cán bộ công đoàn bao gồm:

- Tổ trưởng, tổ phó công đoàn, ủy viên ban chấp hành công đoàn các cấp;

- Ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp, thành viên các ban quần chúng của công đoàn các cấp thông qua bầu cử hoặc cấp công đoàn có thẩm quyền chỉ định.

- Cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của công đoàn các cấp.

Cán bộ công đoàn là ai? Có mấy hình thức kỷ luật vi phạm đối với cán bộ công đoàn?

Cán bộ công đoàn là ai? Có mấy hình thức kỷ luật vi phạm đối với cán bộ công đoàn? (Hình từ Internet)

Có mấy hình thức kỷ luật vi phạm đối với cán bộ công đoàn?

Theo khoản 3 Điều 4 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định như sau:

Các hình thức kỷ luật
...
2. Đối với đoàn viên công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, khai trừ.
3. Đối với cán bộ công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức (các chức vụ của công đoàn), khai trừ.

Như vậy, có 04 hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ công đoàn:

- Khiển trách,

- Cảnh cáo,

- Cách chức (các chức vụ của công đoàn)

- Khai trừ.

Đối tượng nào được hưởng phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quy định Chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 5692/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở:

Phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở
1. Đối tượng chi phụ cấp trách nhiệm
a) Chủ tịch công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có);
b) Phó chủ tịch công đoàn cơ sở; công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có);
c) Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở, ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có);
d) Tổ trưởng, tổ phó công đoàn.
...

Như vậy, những đối tượng sau được hưởng phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở bao gồm:

- Chủ tịch công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có);

- Phó chủ tịch công đoàn cơ sở; công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có);

- Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở, ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có);

- Tổ trưởng, tổ phó công đoàn.

Cán bộ công đoàn vi phạm nhưng không bị xem xét xử lý kỷ luật trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 6 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật và không xử lý kỷ luật:

Theo đó, cán bộ công đoàn vi phạm nhưng không bị xem xét xử lý kỷ luật trong trường hợp sau đây:

- Đã qua đời.

- Đã kịp thời báo cáo với cấp có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật nhưng không được xem xét giải quyết hoặc đã ý kiến tỏ rõ sự không tán thành với việc sai trái đó nhưng vẫn phải chấp hành và đã được bảo lưu ý kiến.

- Trước khi sự việc xảy ra đã chủ động báo cáo cho lãnh đạo, nghiêm túc và thành khẩn nhận khuyết điểm, tích cực phối hợp với đơn vị trong việc khắc phục hậu quả.

- Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế bất khả kháng khi thi hành nhiệm vụ, công vụ.

- Mất năng lực hành vi dân sự.

Trân trọng!

Cán bộ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cán bộ
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Kịch bản chương trình Hội nghị cán bộ công chức viên chức 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng CBCCVC bị thu hồi trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các chức danh cán bộ thuộc diện Ban Bí thư quản lý hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học bồi dưỡng CBCCVC được cấp lại trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ, công chức viên chức vi phạm nồng độ cồn sẽ bị báo về nơi làm việc?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức, viên chức là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ thị 35 xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ lực lượng vũ trang vi phạm giao thông mà hơi thở có nồng độ cồn?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo đảm để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện việc kiểm tra, giám sát?
Hỏi đáp Pháp luật
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cán bộ
Nguyễn Thị Hiền
355 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào