Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy hoạch dự án quan trọng quốc gia?
Phân loại dự án quan trọng quốc gia như thế nào?
Theo Điều 7 Luật Đầu tư công 2019 quy định về phân loại dự án quan trọng quốc gia như sau:
Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí sau đây:
[1] Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên;
[2] Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
- Nhà máy điện hạt nhân;
- Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
[3] Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
[4] Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;
[5] Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy hoạch dự án quan trọng quốc gia? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy hoạch dự án quan trọng quốc gia?
Theo khoản 5 Điều 40 Luật Đầu tư công 2019 quy định về trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án như sau:
Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án
...
5. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy hoạch được quy định như sau:
a) Căn cứ nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy hoạch lập dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch trình người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định;
b) Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức thẩm định dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch;
c) Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công thẩm định các nội dung dự toán theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức kinh phí nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch;
d) Căn cứ ý kiến thẩm định, chủ đầu tư hoàn chỉnh dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch để người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt dự toán.
...
Theo đó, các dự án quan trọng quốc gia sẽ được người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt dựa trên dự toán do chủ đầu tư hoàn thiện căn cứ vào ý kiến của Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công
Thủ tục trình thẩm định dự án quan trọng quốc gia là gì?
Theo Điều 35 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục trình thẩm định dự án quan trọng quốc gia như sau:
Bước 1: Chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư nộp hồ sơ trình cơ quan chủ quản gồm:
- Tờ trình cơ quan chủ quản của chủ đầu tư;
- Báo cáo nghiên cứu khả thi;
- Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia;
- Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Bước 2: Cơ quan chủ quản gửi 01 bộ hồ sơ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi 20 bộ hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm:
- Tờ trình Thủ tướng Chính phủ;
- Báo cáo nghiên cứu khả thi;
- Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án;
- Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước
Bước 4: Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định hồ sơ dự án trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập.
Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày có kết quả thẩm tra chính thức của tư vấn thẩm tra.
Bước 5: Sau khi kết thúc thẩm định, Hội đồng thẩm định nhà nước nộp hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ gồm:
- Tờ trình Thủ tướng Chính phủ;
- Báo cáo nghiên cứu khả thi;
- Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án;
- Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
- Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?