Từ ngày 15/02/2024, cho phép xác thực sinh trắc học khi đi máy bay?
Từ ngày 15/02/2024, cho phép xác thực sinh trắc học khi đi máy bay?
Tại khoản 1 Điều 41 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 42/2023/TT-BGTVT (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2024) có quy định về việc được xác thực sinh trắc học khi đi máy bay như sau:
Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hành khách và hành lý xách tay xuất phát
1. Hãng hàng không chỉ được phép chấp nhận vận chuyển và cho hành khách lên tàu bay khi đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Hành khách có thẻ lên tàu bay và giấy tờ về nhân thân (hoặc thông tin về nhân thân dạng điện tử có giá trị pháp lý tương đương giấy tờ về nhân thân) theo quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này; đã kiểm tra, đối chiếu để bảo đảm sự trùng khớp của hành khách với giấy tờ (hoặc thông tin về nhân thân dạng điện tử có giá trị pháp lý tương đương giấy tờ về nhân thân hoặc dữ liệu xác thực sinh trắc học của hành khách) và chuyến bay.
b) Hành khách, hành lý đã được kiểm tra an ninh hàng không.
2. Hành khách có hành lý ký gửi, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này phải có mặt tại quầy làm thủ tục hàng không để làm thủ tục. Nhân viên làm thủ tục phải kiểm tra, đối chiếu hành khách với thẻ lên tàu bay hoặc vé đi tàu bay và giấy tờ về nhân thân (hoặc dữ liệu xác thực sinh trắc học của hành khách hoặc hoặc thông tin về nhân thân dạng điện tử có giá trị pháp lý tương đương giấy tờ về nhân thân), phỏng vấn hành khách về hành lý; nếu có nghi vấn phải thông báo cho người phụ trách an ninh tại điểm kiểm tra an ninh hàng không. Hành lý ký gửi của từng hành khách phải làm thủ tục chấp nhận riêng, bao gồm cả hành khách đi theo nhóm; không làm thủ tục chung cho nhiều người.
...
Như vậy, từ ngày 15/02/2024, khi đi máy bay, các hãng hàng không có thể kiểm tra, đối chiếu thông tin về nhân thân dạng điện tử có giá trị pháp lý tương đương giấy tờ về nhân thân hoặc dữ liệu xác thực sinh trắc học của hành khách để bảo đảm sự trùng khớp của hành khách với giấy tờ và chuyến bay.
Từ ngày 15/02/2024, cho phép xác thực sinh trắc học khi đi máy bay? (Hình từ Internet)
Danh tính điện tử bao gồm thông tin sinh trắc học gì?
Tại Điều 7 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về danh tính điện tử công dân Việt Nam như sau:
Danh tính điện tử công dân Việt Nam
Danh tính điện tử công dân Việt Nam gồm:
1. Thông tin cá nhân:
a) Số định danh cá nhân;
b) Họ, chữ đệm và tên;
c) Ngày, tháng, năm sinh;
d) Giới tính.
2. Thông tin sinh trắc học:
a) Ảnh chân dung;
b) Vân tay.
Tại Điều 8 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về danh tính điện tử người nước ngoài như sau:
Danh tính điện tử người nước ngoài
Danh tính điện tử người nước ngoài bao gồm:
1. Thông tin cá nhân:
a) Số định danh của người nước ngoài;
b) Họ, chữ đệm và tên;
c) Ngày, tháng, năm sinh;
d) Giới tính;
đ) Quốc tịch;
e) Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
2. Thông tin sinh trắc học:
a) Ảnh chân dung;
b) Vân tay.
Như vậy, danh tính điện tử bao gồm thông tin sinh trắc học sau:
- Ảnh chân dung;
- Vân tay.
Chủ thể danh tính điện tử có được chia sẻ thông tin sinh trắc học không?
Tại Điều 5 Nghị định 59/2022/NĐ-CP có quy định sử dụng tài khoản định danh điện tử như sau:
Khai thác thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử
1. Hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức cung cấp dịch vụ công kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử để khai thác thông tin của chủ thể danh tính điện tử phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử và các hoạt động quản lý nhà nước khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao qua Nền tảng định danh và xác thực điện tử.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức cung cấp dịch vụ công khai thác thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNeID, trang thông tin định danh điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử bằng thiết bị, phần mềm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn.
3. Chủ thể danh tính điện tử khai thác, chia sẻ thông tin danh tính điện tử (trừ thông tin sinh trắc học) và thông tin khác của mình đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử trên hệ thống định danh và xác thực điện tử với cá nhân, tổ chức khác qua ứng dụng VNeID.
Như vậy, chủ thể danh tính điện tử không được chia sẻ thông tin sinh trắc học với cá nhân, tổ chức khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?