Các cấp bậc trong Phật giáo? Giáo hội Phật Giáo Việt Nam thành lập năm nào?
Các cấp bậc trong Phật giáo?
Phật giáo đã trải qua hàng ngàn năm phát triển và có hệ thống các cấp bậc khác nhau
Các cấp bậc trong Phật giáo là từ Đại đức, Thượng tọa đến Hòa thượng. Những từ này đều chỉ các tu sĩ Phật giáo, được gọi là Tỳ kheo hoặc Bhiksu – Bhikkhu, từ thời Đức Phật. Nhưng cấp bậc trong Phật giáo như Đại đức, Thượng tọa, Hòa thượng không phải là các từ để tự xưng, mà là những từ tôn kính để chỉ sự tôn trọng đối với các tu sĩ Phật giáo có trí tuệ và đức độ.
[1] Cấp bậc Đại đức
Đại đức (Bhadanta): Đây là danh xưng dành cho những vị có đức hạnh lớn lao, cao vời, thường được dùng để chỉ Đức Phật, các bậc cao tăng, thạc đức và vị Tăng thống. Theo Tục Cao Tăng truyện, vào năm 688 đời Đường, Tăng chúng đã cử ra 10 vị Đại đức để duy trì phép tắc. Hiện nay, theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại đức là vị Tăng thọ Đại giới, có ít nhất 250 giới sau 2 năm thọ giới Sa di (10 giới) và tu tập ít nhất 2 năm, tuổi đời tối thiểu là 20 tuổi.
[2] Cấp bậc Thượng tọa
Thượng tọa (Sthavira – Thera): Đây là danh xưng dành cho những vị trưởng lão, có tuổi hạ cao, và có vị trí cao trong Tăng chúng và thường đảm nhận vai trò giảng dạy Phật pháp. Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thượng tọa là những Tăng sĩ từ 45 tuổi đời, 25 tuổi đạo trở lên có đạo hạnh và công đức với đạo pháp và dân tộc. Quyết định tấn phong Thượng tọa được đưa ra sau khi Ban Trị sự Tỉnh hội, Thành hội đề nghị và Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội xét duyệt, và sau đó được phê chuẩn tại Hội nghị Trung ương Giáo hội và Đại hội Phật giáo toàn quốc.
[3] Cấp bậc hòa thượng
Hòa thượng (Upadhyaya – Upajjhaya): Còn được gọi là Thân giáo sư, Lực sinh, hay Y chỉ sư. Đây là vị đại trưởng lão trí tuệ và đức độ cao. Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng là vị Thượng tọa có tuổi đạo ít nhất 40 năm (tuổi đời trên 60 tuổi).
[4] Các cấp bậc trong Phật Giáo đối với nữ tu:
- Khi tuổi đời 20, một nữ tu xuất gia và trở thành tỳ kheo ni, được gọi là Sư cô.
- Khi tuổi đời 40, một tỳ kheo ni được 20 tuổi đạo, được gọi là Ni sư.
- Khi tuổi đời 60, một tỳ kheo ni được 40 tuổi đạo, được gọi là Sư bà (ngày nay gọi là Ni trưởng).
(Bài viết tham khảo tại nguồn https://phatgiao.org.vn/cap-bac-cua-nhung-vi-thien-gia-dang-kinh-d44581.html)
Các cấp bậc trong Phật giáo? Giáo hội Phật Giáo Việt Nam thành lập năm nào? (Hình từ Internet)
Giáo hội Phật Giáo Việt Nam thành lập năm nào?
Ngày 29 tháng 12 năm 1981 Bộ trưởng Tổng thư ký hội đồng bộ trưởng đã ký ban hành Quyết định 83-BT năm 1981 về việc cho phép thành lập Giáo Hội phật giáo Việt Nam có hiệu lực từ ngày 13/01/1982 cụ thể như sau:
Điều 1: Cho phép thành lập Giáo Hội phật giáo Việt Nam.
Giáo Hội phật giáo Việt Nam là tổ chức đại diện cho Phật giáo Việt Nam về mọi mặt quan hệ ở trong nước và ngoài nước.
Điều 2: Phê chuẩn bản Hiến chương (tức là - Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Hội Phật giáo Việt Nam) và danh sách ban lãnh đạo do hội nghị đại biểu thống nhất các tổ chức phật giáo bầu ra trong cuộc họp từ ngày 4 đến 10/7/1981.
Tuy nhiên Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào ngày 07/11 hằng năm và lấy ngày 07/11/1981 là ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Điều kiện để công nhận tổ chức tôn giáo gồm những gì?
Theo Điều 21 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo như sau:
Tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được công nhận là tổ chức tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;
- Có hiến chương theo quy định;
- Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
- Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tìm hiểu Pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Âm năm 2025 - Lịch Vạn Niên năm 2025: Chi tiết cả năm và các ngày đáng chú ý? Còn mấy ngày Thứ 2 nữa đến Tết Âm lịch 2025?
- 03 phương thức tính cước taxi từ ngày 01/01/2025?
- Nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước được đề ra đầu tiên tại sự kiện nào?
- Cách mua pháo hoa Bộ Quốc Phòng dịp Tết Âm lịch 2025?
- Tổ chức nào được thống nhất từ Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt?