Thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên thành TP. Hồ Chí Minh vào ngày nào?

Cho tôi hỏi Thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên thành TP. Hồ Chí Minh vào ngày nào? TP. Hồ Chí Minh hiện nay giáp với những tỉnh nào? Câu hỏi của anh Hiếu ở Bình Thuận

Thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên thành TP. Hồ Chí Minh vào ngày nào?

Ngày 02/7/1976, sau khi thảo luận đề nghị của Đoàn chủ tịch kỳ họp Quốc hội. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh.

Như vậy, từ ngày 02/7/1976, thành phố Sài Gòn - Gia Định chính thức được đổi tên thành TP. Hồ Chí Minh.

TP. Hồ Chí Minh hiện nay giáp với những tỉnh nào?

Tại Điều 1 Quyết định 642/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có quy định như sau:

Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung sau:
I. TÊN, PHẠM VI, THỜI KỲ QUY HOẠCH
...
2. Phạm vi ranh giới quy hoạch
- Phần lãnh thổ đất liền: toàn bộ diện tích của Thành phố Hồ Chí Minh là 2.095 km2.
- Tọa độ địa lý: từ 10°10' đến 10°38' vĩ độ Bắc và 106°22' đến 106°54' kinh độ Đông.
- Ranh giới hành chính: bao gồm thành phố Thủ Đức và 21 đơn vị hành chính cấp quận, huyện. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương; phía Nam giáp biển Đông; phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.
- Phần không gian biển: được xác định trên cơ sở Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13, Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về việc giao các khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển, Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” và các văn bản liên quan.

Theo đó, hiện nay TP. Hồ Chí Minh giáp với các tỉnh sau đây:

- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương;

- Phía Nam giáp biển Đông;

- Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

- Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.

Thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên thành TP. Hồ Chí Minh vào ngày nào?

Thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên thành TP. Hồ Chí Minh vào ngày nào? (Hình từ Internet)

Mục tiêu lập quy hoạch TP. Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?

Tại Điều 1 Quyết định 642/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có quy định về mục tiêu lập quy hoạch TP. Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó:

- Sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn Thành phố để sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng và lợi thế của Thành phố phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

- Hiện thực hóa mục tiêu, định hướng phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Thành phố theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 11, nhiệm kỳ 2020-2025; xác định mô hình phát triển mới, các khâu đột phá chiến lược; nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; đi đầu trong việc tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Phát triển mạnh kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn để Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, phát triển nhanh và bền vững; trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á vào năm 2030;

- Trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính của Châu Á vào năm 2045; xử lý những vấn đề trước mắt trong 5 đến 10 năm tới, bao gồm ùn tắc giao thông, ngập úng do thủy triều và mưa, ô nhiễm môi trường ở cách kênh rạch, các khu dân cư có điều kiện sống thấp.

- Cung cấp những căn cứ khoa học và công cụ pháp lý quan trọng để chính quyền các cấp của Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thống nhất công tác quản lý nhà nước và hoạch định chính sách, kiến tạo động lực phát triển; là cơ sở để xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư trên địa bàn Thành phố, đảm bảo tính khách quan, khoa học;

- Tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch Thành phố nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của Thành phố, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

- Xây dựng được hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, quy hoạch thống nhất hệ thống thông tin quốc gia về quy hoạch, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển của Thành phố, vùng và quốc gia. Là căn cứ để các doanh nghiệp, cộng đồng và người dân đầu tư, kinh doanh, sinh sống và làm việc có thể kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch của Thành phố.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Huỳnh Minh Hân
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào