Mẫu biên bản họp công đoàn cơ sở hàng tháng chuẩn?
Mẫu biên bản họp công đoàn cơ sở hàng tháng chuẩn?
Biên bản họp công đoàn cơ sở hàng tháng là văn bản ghi lại nội dung, diễn biến cuộc họp Công đoàn cơ sở mỗi tháng.
Biên bản này đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi, đánh giá hoạt động của công đoàn và bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên.
Công dụng của biên bản họp công đoàn cơ sở hàng tháng:
- Ghi chép đầy đủ nội dung cuộc họp: Bao gồm các nội dung như: thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, các vấn đề thảo luận, ý kiến đóng góp và kết luận của cuộc họp.
- Làm căn cứ để theo dõi, đánh giá hoạt động của công đoàn: Biên bản giúp BCH công đoàn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, kịp thời điều chỉnh hoạt động cho phù hợp.
- Làm căn cứ để giải quyết các tranh chấp lao động: Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, biên bản họp có thể được sử dụng làm bằng chứng để giải quyết vấn đề.
- Bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên: Biên bản ghi lại các ý kiến đóng góp của đoàn viên, giúp công đoàn nắm bắt tâm tư nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi cho họ.
Sau đây là mẫu biên bản họp công đoàn cơ sở hàng tháng mới nhất có thể tham khảo:
Tải về miễn phí mẫu biên bản họp công đoàn cơ sở hàng tháng mới nhất tại đây tải về
Mẫu biên bản họp công đoàn cơ sở hàng tháng chuẩn? (Hình từ Internet)
Người lao động thử việc có được tham gia vào công đoàn cơ sở không?
Căn cứ quy định Điều 170 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở như sau:
Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.
2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.
3. Các tổ chức đại diện người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.
Căn cứ quy định Điều 5 Luật Công đoàn 2012 quy định về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn như sau:
Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
1. Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
2. Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Qua đó có thể thấy pháp luật lao động hiện nay không quy định giới hạn người lao động tham gia vào công đoàn cơ sở là người lao động thử việc hay chính thức
Như vậy, người lao động thử việc có thể lựa chọn tham gia hoặc không tham gia vào công đoàn cơ sở
Những đối tượng nào cần phải đóng kinh phí công đoàn?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về đối tượng cần phải đóng kinh phí công đoàn như sau:
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Theo đó, các đối tượng cần phải đóng kinh phí công đoàn là:
- Cơ quan nhà nước;
- Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Các đơn vị sự nghiệp;
- Các doanh nghiệp;
- Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam;
- Các tổ chức khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?