Hướng dẫn trình tự soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước 2024?
- Hướng dẫn trình tự soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước 2024?
- Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước bao gồm các nội dung gì?
- Nguyên tắc soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước gồm những gì?
Hướng dẫn trình tự soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước 2024?
Căn cứ quy định Điều 10 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 220/QĐ-KTNN năm 2023 quy định về trình tự soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Trình tự soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Xây dựng dự thảo văn bản;
2. Tổ chức lấy ý kiến các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước và đối tượng chịu tác động trực tiếp của văn bản, các cơ quan, tổ chức liên quan; tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến và chỉnh lý dự thảo văn bản;
3. Thẩm định dự thảo văn bản;
4. Nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo văn bản, trình Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành;
5. Ký, phát hành văn bản; gửi văn bản đăng Công báo, đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và Cổng thông tin điện tử của Kiểm toán nhà nước.
Việc xây dựng văn bản phải căn cứ theo yêu cầu của công tác quản lý, kết quả công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản và kết quả tổng kết, đánh giá việc thực hiện pháp luật.
Theo đó trình tự soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước 2024 được thực hiện như sau:
Bước 1: Xây dựng dự thảo văn bản;
Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước và đối tượng chịu tác động trực tiếp của văn bản, các cơ quan, tổ chức liên quan; tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến và chỉnh lý dự thảo văn bản;
Bước 3: Thẩm định dự thảo văn bản;
Bước 4: Nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo văn bản, trình Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành;
Bước 5: Ký, phát hành văn bản; gửi văn bản đăng Công báo, đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và Cổng thông tin điện tử của Kiểm toán nhà nước.
Hướng dẫn trình tự soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước 2024? (Hình từ Internet)
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước bao gồm các nội dung gì?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 4 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 220/QĐ-KTNN năm 2023 quy định về chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được lập thành chương trình hằng năm và chi tiết theo từng quý.
2. Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước bao gồm các nội dung sau đây:
a) Danh mục các văn bản được xây dựng, ban hành;
b) Sự cần thiết ban hành, phạm vi điều chỉnh của mỗi văn bản;
c) Đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp soạn thảo đối với mỗi văn bản;
d) Thời gian trình ban hành đối với từng văn bản.
Như vậy, chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước bao gồm các nội dung sau đây:
- Danh mục các văn bản được xây dựng, ban hành;
- Sự cần thiết ban hành, phạm vi điều chỉnh của mỗi văn bản;
- Đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp soạn thảo đối với mỗi văn bản;
- Thời gian trình ban hành đối với từng văn bản.
Nguyên tắc soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 3 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 220/QĐ-KTNN năm 2023 quy định về nguyên tắc soạn thảo, ban hành văn bản như sau:
Theo đó nguyên tắc soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước gồm có:
- Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của văn bản; bảo đảm tính khả thi và hợp lý của các quy định trong văn bản.
- Tuân thủ về thể thức, thẩm quyền ban hành văn bản; tuân thủ đầy đủ về trình tự, thủ tục soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản được quy định tại Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan; quán triệt mục tiêu cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản.
- Bảo đảm công khai, minh bạch trong quá trình soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản và minh bạch trong quy định của văn bản.
- Bảo đảm tính tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản.
- Việc xây dựng văn bản phải căn cứ theo yêu cầu của công tác quản lý, kết quả công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản và kết quả tổng kết, đánh giá việc thực hiện pháp luật.
- Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị chủ trì soạn thảo, Tổ soạn thảo và phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức có liên quan trong quá trình soạn thảo văn bản.
- Ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin trong xây dựng, ban hành văn bản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?