Bộ Quốc phòng hướng dẫn về công tác đăng kiểm tàu quân sự từ ngày 27/02/2024?
Bộ Quốc phòng hướng dẫn về công tác đăng kiểm tàu quân sự từ ngày 27/02/2024?
Ngày 12 tháng 01 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư 02/2024/TT-BQP về công tác đăng kiểm tàu quân sự có hiệu lực từ ngày 27/02/2024
Thông tư 02/2024/TT-BQP quy định về đăng kiểm tàu quân sự và quản lý công tác đăng kiểm tàu quân sự trong Bộ Quốc phòng
Thông tư 02/2024/TT-BQP áp dụng đối với:
- Các cơ quan, cơ sở đăng kiểm tàu quân sự
- Cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng tàu quân sự
- Cơ sở đóng và sửa chữa tàu quân sự
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến công tác đăng kiểm tàu quân sự
Việc đăng kiểm tàu quân sự được thực hiện dựa trên nguyên tắc sau:
- Tàu quân sự đóng mới, hoán cải, hiện đại hóa, mua sắm, nhập khẩu, tiếp nhận, sửa chữa và đang khai thác sử dụng phải được cơ sở đăng kiểm kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và điều ước quốc tế liên quan, quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng.
- Công tác đăng kiểm tàu quân sự bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tuân thủ quy định của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và điều ước quốc tế liên quan, quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng hoặc tiêu chuẩn khác được Bộ Quốc phòng chấp nhận.
- Công tác đăng kiểm tàu quân sự do cơ quan đăng kiểm, cơ sở đăng kiểm trong Quân đội thực hiện. Tổ chức đăng kiểm ngoài Quân đội chỉ được thực hiện đăng kiểm tàu quân sự khi Bộ Quốc phòng cho phép.
- Cơ sở đăng kiểm và đăng kiểm viên tàu quân sự chỉ được thực hiện các nội dung đăng kiểm theo phạm vi, nhiệm vụ được giao; phù hợp với lĩnh vực, chuyên ngành đăng kiểm được cấp có thẩm quyền công nhận.
- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan phải chấp hành nghiêm các nội dung công tác đăng kiểm tàu quân sự theo quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật quân sự.
- Hoạt động kiểm tra của đăng kiểm không làm thay đổi công việc cũng như không thay cho trách nhiệm của cơ quan kiểm tra kỹ thuật, kiểm tra chất lượng thuộc đơn vị sử dụng, cơ sở đóng và sửa chữa, cơ sở chế tạo sản phẩm công nghiệp dùng cho đóng và sửa chữa tàu quân sự.
Bộ Quốc phòng hướng dẫn về công tác đăng kiểm tàu quân sự từ ngày 27/02/2024? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu loại hình kiểm tra của đăng kiểm đối với tàu quân sự theo quy định mới?
Theo Điều 6 Thông tư 02/2024/TT-BQP quy định về các loại hình kiểm tra của đăng kiểm dối với tàu quân sự như sau:
Các loại hình kiểm tra của đăng kiểm đối với tàu quân sự
1. Các loại hình kiểm tra của đăng kiểm đối với tàu quân sự bao gồm:
a) Kiểm tra lần đầu, bao gồm: Kiểm tra, giám sát kỹ thuật tàu đóng mới; tàu tiếp nhận, mua sắm, nhập khẩu hoặc thay đổi tổ chức đăng kiểm;
b) Kiểm tra chu kỳ, bao gồm: Kiểm tra hằng năm; kiểm tra trên đà; kiểm tra định kỳ đối với tàu quân sự đang khai thác sử dụng;
c) Kiểm tra bất thường;
d) Kiểm tra hoán cải, hiện đại hóa, sửa chữa.
2. Nội dung và thời hạn các loại hình kiểm tra của đăng kiểm tàu quân sự được thực hiện theo quy định tại hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của Bộ Quốc phòng.
Những yêu cầu cụ thể của từng đợt kiểm tra sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng chủng loại tàu, trạng thái kỹ thuật thực tế, vùng hoạt động, tuổi thọ của tàu, kết quả của các đợt kiểm tra trước và kế hoạch sử dụng tàu của đơn vị.
Theo đó, từ ngày 27/02/2024 thì có 04 loại kiểm tra của đăng kiểm dối với tàu quân sự cụ thể là:
[1] Kiểm tra lần đầu
[2] Kiểm tra chu kỳ
[3] Kiểm tra bất thường
[4] Kiểm tra hoán cải, hiện đại hóa, sửa chữa
Các cơ quan, cơ sở đăng kiểm tàu quân sự theo quy định mới gồm những cơ quan nào?
Theo Điều 7 Thông tư 02/2024/TT-BQP quy định về hệ thống cơ quan, cơ sở đăng kiểm tàu quân sự như sau:
- Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng: là cơ quan có chức năng tham mưu với Tổng Tham mưu trưởng giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng các chủ trương, biện pháp thực hiện quản lý nhà nước về công tác đăng kiểm tàu quân sự.
- Cơ quan đăng kiểm tàu quân sự các cấp: Có chức năng tham mưu giúp người chỉ huy tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm tàu quân sự thuộc phạm vi, thẩm quyền được giao.
- Cơ sở đăng kiểm tàu quân sự: Có chức năng trực tiếp thực hiện các nội dung công tác đăng kiểm tàu quân sự trong phạm vi, thẩm quyền được giao.
Lưu ý: Từ ngày Thông tư 02/2024/TT-BQP có hiệu lực thi hành (27/02/2024) thì các nội dung sau sẽ bị bãi bỏ:
[1] Bãi bỏ khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2023/TT-BQP
[2] Bãi bỏ các Điều 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 và Điều 25 Quy chế tổ chức và hoạt động đăng kiểm tàu thuyền quân sự ban hành theo Quyết định 196/2006/QĐ- BQP
[3] Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ, trích dẫn tại Thông tư 02/2024/TT-BQP được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác, thì áp dụng quy định tại văn bản ban hành mới, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?