Đăng tải thông tin giả bị phạt bao nhiêu tiền?

Cho tôi hỏi: Đăng tải thông tin giả bị phạt bao nhiêu tiền? Các quy tắc ứng xử trên mạng xã hội áp dụng cho tổ chức, cá nhân là gì?- Câu hỏi của chị Ngọc (Hà Nội).

Đăng tải thông tin giả bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP có quy định về hành vi đăng tải thông tin giả như sau:

Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;
đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền như sau:

Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Như vậy, hành vi đăng tải thông tin giả trên mạng xã hội sẽ có mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Bên cạnh đó, người có hành vi vi phạm còn buộc phải gỡ bỏ thông tin giả đó.

Lưu ý: Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm đối với tổ chức, Cá nhân có hành vi đăng tải thông tin giả trên mạng xã hội sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Đăng tải thông tin giả bị phạt bao nhiêu tiền?

Đăng tải thông tin giả bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Các quy tắc ứng xử trên mạng xã hội áp dụng cho tổ chức, cá nhân là gì?

Tại Điều 4 Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021 có quy định về các quy tắc ứng xử trên mạng xã hội áp dụng cho tổ chức, cá nhân là:

- Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội.

- Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.

- Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy.

- Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.

- Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

- Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt.

- Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.

Quy tắc ứng xử cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước trên mạng xã hội được quy định như thế nào?

Tại Điều 5 Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021 có quy định quy tắc ứng xử cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước trên mạng xã hội như sau:

- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước thực hiện nội dung quy định tới Điều 4 Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021.

- Thực hiện nội quy của cơ quan, tổ chức về việc cung cấp thông tin lên mạng xã hội.

- Thông báo tới cơ quan chủ quản để kịp thời có hướng xử lý, trả lời, giải quyết khi có những ý kiến, thông tin trái chiều, thông tin vi phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực quản lý của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Trân trọng!

An ninh mạng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An ninh mạng
Hỏi đáp Pháp luật
NCSC là cơ quan nào? Hướng dẫn cách kiểm tra địa chỉ IP của mình có dính mã độc hay không hoàn toàn miễn phí qua NCSC?
Hỏi đáp Pháp luật
Cục An ninh mạng là cơ quan thuộc Bộ Công an hay Bộ Quốc phòng? Trang thông tin chính thống của Cục An ninh mạng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Các hành vi nào được xem là hành vi tấn công mạng? Phát tán vi rút vào máy tính của người khác bị phạt như thé nào?
Hỏi đáp Pháp luật
An toàn thông tin mạng là gì? Các cấp độ an toàn hệ thống thông tin mạng hiện nay quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị thẩm định an ninh mạng như thế nào? Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia phải đáp ứng các điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách cài đặt vào mạng LAN nội bộ đơn giản nhất? Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng không gian mạng bị cấm khi thực hiện các hành vi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đăng tải thông tin giả bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Các biện pháp bảo vệ an toàn thông tin là các biện pháp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
An toàn thông tin là gì? Có các mối đe doạ an toàn thông tin nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An ninh mạng
Lương Thị Tâm Như
285 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
An ninh mạng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào