Tham khảo kinh nghiệm quốc tế về quản lý KOL trên không gian mạng?

Việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế về quản lý KOL trên không gian mạng được đề cập như thế nào?

Tham khảo kinh nghiệm quốc tế về quản lý KOL trên không gian mạng?

Ngày 14/8/2024, Văn phòng Chính phủ có Công văn 5764/VPCP-KGVX năm 2024 báo cáo kinh nghiệm quốc tế về quản lý KOL trên không gian mạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng KOL tại Việt Nam. Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ đã có những ý kiến liên quan đến việc quản lý KOL như sau:

Trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc, Hoa Kỳ và các nước. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chủ động triển khai các giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, bảo đảm theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và quy định của pháp luật.

Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an, Công Thương, Tài chính, Y tế theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện hành lang pháp lý phục vụ quản lý hoạt động của các KOL trên không gian mạng theo quy định pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội, đem lại lợi ích cho cộng đồng; trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

Trên đây là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc quản lý KOL.

Tham khảo kinh nghiệm quốc tế về quản lý KOL trên không gian mạng?

Tham khảo kinh nghiệm quốc tế về quản lý KOL trên không gian mạng? (Hình từ Internet)

Những hành vi nào bị cấm thực hiện trên không gian mạng?

Tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng 2018 có quy định những hành vi bị cấm thực hiện trên không gian mạng, bao gồm:

- Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 Luật An ninh mạng 2018 và hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật An ninh mạng 2018;

- Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng;

- Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng trái phép các phương tiện thanh toán;

- Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

- Hành vi khác sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

- Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;

- Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;

- Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;

- Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

Chính sách của Nhà nước về an ninh mạng hiện nay là gì?

Tại Điều 3 Luật An ninh mạng 2018 có quy định những chính sách của Nhà nước về an ninh mạng như sau:

- Ưu tiên bảo vệ an ninh mạng trong quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và đối ngoại.

- Xây dựng không gian mạng lành mạnh, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Ưu tiên nguồn lực xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng; nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng và tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng; ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ để bảo vệ an ninh mạng.

- Khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng, xử lý các nguy cơ đe dọa an ninh mạng; nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng nhằm bảo vệ an ninh mạng; phối hợp với cơ quan chức năng trong bảo vệ an ninh mạng.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về an ninh mạng.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Huỳnh Minh Hân
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào