Tổng hợp mẫu Biên bản dùng cho mọi cuộc họp hoàn chỉnh, mới nhất 2024?
Tổng hợp mẫu Biên bản dùng cho mọi cuộc họp hoàn chỉnh, mới nhất 2024?
Biên bản là hình thức một loại văn bản ghi lại những sự việc, vụ việc đang diễn ra để làm chứng cứ pháp lý về sau. Biên bản lập ra phải được ghi trung thực, khách quan, chính xác và đầy đủ. Biên bản không được ghi chép rồi chỉnh sửa mà phải được hình thành ngay khi sự việc, vụ việc đã hoặc đang diễn ra mới đảm bảo được tính chân thực.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể mẫu biên bản dùng cho cuộc họp. Tuy nhiên, các biên bản cuộc họp thường có những nội dung cơ bản sau:
[1] Thông tin chung:
+ Thời gian, địa điểm diễn ra cuộc họp
+ Thành phần tham dự cuộc họp
+ Người chủ trì cuộc họp
+ Thư ký cuộc họp
[2] Mục đích, chương trình cuộc họp
[3] Nội dung cuộc họp:
+ Các vấn đề được thảo luận tại cuộc họp
+ Ý kiến phát biểu của các thành viên dự họp
[4] Kết quả biểu quyết
+ Các quyết định đã được thông qua
+ Kết thúc cuộc họp:
+ Thời gian kết thúc cuộc họp
+ Chữ ký của người chủ trì và thư ký cuộc họp
Ngoài những nội dung cơ bản trên, các biên bản cuộc họp có thể bổ sung thêm các nội dung khác tùy theo yêu cầu của cuộc họp.
Biên bản cuộc họp được lập bởi người có trách nhiệm ghi chép, có thể là thư ký, người được giao nhiệm vụ ghi biên bản hoặc người tham dự cuộc họp. Biên bản phải được ký xác nhận bởi người ghi biên bản và đại diện các bên tham gia.
Có thể tham khảo 04 Mẫu Biên bản dùng cho mọi cuộc họp hoàn chỉnh, mới nhất 2024 dưới đây:
[1] Mẫu Biên bản cuộc họp chung Tải về
[2] Mẫu biên bản cuộc họp cổ đông Tải về
[3] Mẫu biên bản cuộc họp chi bộ Tải về
[4] Mẫu biên bản cuộc họp giao ban Tải về
Tổng hợp mẫu Biên bản dùng cho mọi cuộc họp hoàn chỉnh, mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Biên bản họp Hội đồng quản trị bao gồm những nội dung chủ yếu nào?
Tại Điều 158 Luật Doanh nghiệp 2020 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 quy định biên bản họp Hội đồng quản trị bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
- Thời gian, địa điểm họp;
- Mục đích, chương trình và nội dung họp;
- Họ, tên từng thành viên dự họp hoặc người được ủy quyền dự họp và cách thức dự họp; họ, tên các thành viên không dự họp và lý do;
- Vấn đề được thảo luận và biểu quyết tại cuộc họp;
- Tóm tắt phát biểu ý kiến của từng thành viên dự họp theo trình tự diễn biến của cuộc họp;
- Kết quả biểu quyết trong đó ghi rõ những thành viên tán thành, không tán thành và không có ý kiến;
- Vấn đề đã được thông qua và tỷ lệ biểu quyết thông qua tương ứng;
- Họ, tên, chữ ký chủ tọa và người ghi biên bản, trừ trường hợp chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp nhưng nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng quản trị tham dự và đồng ý thông qua biên bản họp ký và có đầy đủ nội dung thì biên bản này có hiệu lực.
Biên bản họp ghi rõ việc chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp. Người ký biên bản họp chịu trách nhiệm liên đới về tính chính xác và trung thực của nội dung biên bản họp Hội đồng quản trị.
Chủ tọa, người ghi biên bản chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với doanh nghiệp do từ chối ký biên bản họp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan.
Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Hội đồng quản trị trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Tại khoản 3, khoản 5 Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định vể cuộc họp Hội đồng quản trị như sau:
Cuộc họp Hội đồng quản trị
...
3. Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập họp Hội đồng quản trị trong trường hợp sau đây:
a) Có đề nghị của Ban kiểm soát hoặc thành viên độc lập Hội đồng quản trị;
b) Có đề nghị của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc ít nhất 05 người quản lý khác;
c) Có đề nghị của ít nhất 02 thành viên Hội đồng quản trị;
d) Trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
4. Đề nghị quy định tại khoản 3 Điều này phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ mục đích, vấn đề cần thảo luận và quyết định thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
5. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Hội đồng quản trị trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp không triệu tập họp Hội đồng quản trị theo đề nghị thì Chủ tịch Hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra đối với công ty; người đề nghị có quyền thay thế Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập họp Hội đồng quản trị.
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Hội đồng quản trị trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của:
- Ban kiểm soát hoặc thành viên độc lập Hội đồng quản trị;
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc ít nhất 05 người quản lý khác;
- Ít nhất 02 thành viên Hội đồng quản trị.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 lưu ý quan trọng vào thi Vòng 7 Trạng nguyên tiếng việt năm 2024? Bao nhiêu điểm thi đậu vòng 7 Trạng Nguyên tiếng Việt năm 2024 - 2025?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 12 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất? Tháng 12 Năm 2024 có gì đặc biệt?
- Hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm những giấy tờ gì?
- Tải trọng của đường bộ được hiểu như thế nào? Điều khiển xe mà tổng trọng lượng vượt quá tải trọng cho phép bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê từ 01/01/2025 áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý của Bộ Quốc phòng?