Công an có được triệu tập người dân lên làm việc qua điện thoại, tin nhắn không?

Cho tôi hỏi: Công an có được triệu tập người dân lên làm việc qua điện thoại, tin nhắn không? Câu hỏi từ anh Bình - Gia Lai

Công an có được triệu tập người dân lên làm việc qua điện thoại, tin nhắn không?

Căn cứ Tiểu mục 1.4 Mục 1 Thông tư 01/2006/TT-BCA (C11) quy định về việc triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; lấy lời khai người bị tạm giữ như sau:

1. Về việc triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; lấy lời khai người bị tạm giữ
...
Nghiêm cấm lợi dụng việc sử dụng giấy triệu tập để giải quyết các việc không đúng mục đích, đối tượng, chức năng, thẩm quyền như lợi dụng việc ký, sử dụng giấy triệu tập gọi hỏi nhiều lần về các vấn đề không quan trọng, không liên quan đến vụ án hoặc hỏi đi hỏi lại về một vấn đề mà họ đã trình bày, v.v... làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm mất uy tín cửa cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nghiêm cấm Điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời.
[...]

Như vậy, công an triệu tập người dân lên làm việc qua tin nhắn, qua việc gọi điện thoại hoặc thông qua người khác mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời đều là trái với quy định của pháp luật.

Trong trường hợp này, người dân sẽ không có nghĩa vụ phải đến làm việc nếu chỉ nhận được triệu tập thông qua tin nhắn, điện thoại.

Công an có được triệu tập người dân lên làm việc qua điện thoại, tin nhắn không?

Công an có được triệu tập người dân lên làm việc qua điện thoại, tin nhắn không? (Hình từ Internet)

Người làm chứng không có mặt theo giấy triệu tập có bị dẫn giải lên tòa hay không?

Theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về áp giải, dẫn giải cụ thể như sau:

Áp giải, dẫn giải
1. Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.
2. Dẫn giải có thể áp dụng đối với:
a) Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
c) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
3. Điều tra viên, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định áp giải, dẫn giải.
4. Quyết định áp giải, quyết định dẫn giải phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị áp giải, dẫn giải; thời gian, địa điểm người bị áp giải, dẫn giải phải có mặt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
...

Theo đó, nếu người làm chứng không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì sẽ được Tòa án cử người dẫn giải lên Tòa để làm người làm chứng cho vụ án.

Dẫn giải người làm chứng cần tối thiểu bao nhiêu chiến sĩ Công an?

Theo Điều 9 Quy trình bắt, áp giải bị can, bị cáo, người có quyết định thi hành án phạt tù, dẫn giải người làm chứng của lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ban hành kèm theo Quyết định 1502/2008/QĐ-BCA quy định về dẫn giải người làm chứng như sau:

Dẫn giải người làm chứng
1. Thủ tục trước khi dẫn giải:
a) Yêu cầu chủ nhà hoặc người có mặt tại nơi người cần dẫn giải đang cư trú, làm việc cho gặp người cần dẫn giải; kiểm tra, đối chiếu ảnh, các giấy tờ tùy thân, xác định đúng là người có tên trong quyết định dẫn giải thì mới tiến hành các thủ tục tiếp theo;
b) Đọc quyết định dẫn giải, giải thích cho người bị dẫn giải về quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình bị dẫn giải theo quy định của pháp luật, giải đáp thắc mắc của người bị dẫn giải (nếu có);
c) Lập biên bản về việc dẫn giải người làm chứng.
2. Dẫn giải:
a) Cử ít nhất hai cán bộ, chiến sĩ dẫn giải một người làm chứng;
b) Không khóa tay, xích chân người làm chứng (người làm chứng là bị can, bị cáo, người bị kết án hoặc phạm nhân đang bị giam, giữ hoặc cải tạo thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Quy trình này).

Theo đó, khi người làm chứng không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và bị dẫn giải thì sẽ cử ít nhất 02 cán bộ chiến sĩ dẫn giải.

Trân trọng!

Công an nhân dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công an nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm từ Thiếu úy lên Trung úy công an nhân dân mất bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 56/2024/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở trong Công an nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương tối thiểu Đại tướng công an năm 2025 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm sĩ quan công an từ Thiếu tá lên Trung tá mấy năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về điều kiện kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh phí bảo đảm phục vụ quản lý vật chứng, tài liệu, đồ vật của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự gồm những chi phí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
06 hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của CAND từ 1/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng trong Công an nhân dân tối thiểu là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến sĩ công an nhân dân vi phạm điều lệnh nào thì bị kỷ luật cảnh cáo?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến sỹ công an làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa giải quyết việc dân sự được hưởng chế độ bồi dưỡng bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công an nhân dân
Nguyễn Thị Hiền
34,022 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào