Bảo hiểm thân thể học sinh có bắt buộc không?

Cho tôi hỏi bảo hiểm thân thể học sinh là gì? Bảo hiểm thân thể học sinh có bắt buộc không? Câu hỏi từ chị Kim Thao (Thành phố Đà Nẵng)

Bảo hiểm thân thể học sinh là gì?

Bảo hiểm thân thể học sinh là sản phẩm bảo hiểm dành cho sức khỏe, thân thể và tính mạng của học sinh trong trường hợp học sinh gặp phải rủi ro bệnh tật, tai nạn.

Đối tượng tham gia bảo hiểm thân thể học sinh là học sinh từ 0 - 22 tuổi, đang theo học tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp nghề, cao đẳng, đại học.

Bảo hiểm thân thể học sinh là một sản phẩm bảo hiểm cần thiết, mang lại nhiều lợi ích cho học sinh và gia đình. Tham gia bảo hiểm thân thể học sinh sẽ giúp học sinh và gia đình an tâm hơn trong việc chăm sóc sức khỏe, học tập và vui chơi.

Bảo hiểm thân thể học sinh có bắt buộc không?

Bảo hiểm thân thể học sinh có bắt buộc không? (Hình từ Internet)

Bảo hiểm thân thể học sinh có bắt buộc không?

Căn cứ Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định bảo hiểm bắt buộc:

Bảo hiểm bắt buộc
1. Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội.
2. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
a) Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
b) Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
c) Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
d) Bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ mua bảo hiểm bắt buộc và được lựa chọn tham gia bảo hiểm bắt buộc tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc không được từ chối bán khi tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo quy định trên, bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội, bao gồm các loại bảo hiểm sau:

- Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;

- Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;

- Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;

- Bảo hiểm bắt buộc khác nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội.

Do đó, bảo hiểm thân thể học sinh là sản phẩm bảo hiểm tự nguyện, không bắt buộc. Như vậy, học sinh và gia đình có thể tham gia hoặc không tham gia bảo hiểm thân thể học sinh tùy theo nhu cầu và khả năng.

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong kinh doanh bảo hiểm?

Căn cứ Điều 9 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định các hành vi bị nghiêm cấm:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép thành lập và hoạt động.
2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép.
3. Hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh bảo hiểm, bao gồm:

- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép thành lập và hoạt động.

- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép.

- Hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các hành vi gian lận bao gồm:

+ Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;

+ Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

+ Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;

+ Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm.

- Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Trân trọng!

Học sinh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Học sinh
Hỏi đáp Pháp luật
Lớp 5 học một học kỳ thì có lên lớp 6 được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về dạy thêm học thêm cập nhật mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh được miễn học phần thực hành môn Thể dục được đánh giá như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh được miễn phần thực hành môn giáo dục quốc phòng - an ninh trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Một năm học thì họp phụ huynh bao nhiêu lần? Cha mẹ học sinh lớp có quyền yêu cầu tổ chức họp phụ huynh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh người dân tộc thiểu số được cử tuyển vào đại học phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiết lập hạ 2024 bắt đầu từ ngày nào? Còn bao nhiêu ngày nữa học sinh được nghỉ hè năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất giới hạn thời gian làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 20 giờ một tuần?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất xe đưa đón học sinh phải có còi báo động? Biểu mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe đưa đón học sinh năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh xin nghỉ học bao nhiêu buổi thì ở lại lớp? Kết quả rèn luyện năm học loại gì thì phải rèn luyện trong kì nghỉ hè?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Học sinh
Phan Vũ Hiền Mai
499 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Học sinh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào