Bao nhiêu năm thì nhuận 01 lần? Năm 2024 có phải năm nhuận không?
Bao nhiêu năm thì nhuận 01 lần? Năm 2024 có phải năm nhuận không?
Năm nhuận Dương lịch là những năm có 366 ngày. Năm nhuận Âm lịch có 13 tháng, cụ thể là:
[1] Năm nhuận theo Dương lịch
Một năm Dương lịch thông thường có 365 ngày, nhưng năm nhuận có 366 ngày.
Để quay hết một vòng xung quanh Mặt trời, Trái đất mất khoảng 365,25 ngày. Theo quy ước, một năm có 365 ngày, như vậy mỗi năm sẽ thừa ra 0,25 ngày tức 6 giờ, 4 năm sẽ dư ra một ngày (hay 24 giờ) và một thế kỷ (100 năm) sẽ dư ra gần một tháng.
Để tránh những sai sót này, các nhà làm lịch quy ước cứ 4 năm sẽ cộng thêm 1 ngày vào tháng 2 Dương lịch (ngày 29/2). Ngày đó được gọi là ngày nhuận và những năm có ngày nhuận tháng 2 thì được gọi là năm nhuận Dương lịch.
Như vậy, một năm Dương lịch bị thừa lại 6 giờ. Sau 4 năm dồn lại sẽ thừa 24 giờ, tương ứng đúng một ngày. Ngày nhuận được quy ước là ngày 29 tháng 2. Và cứ 4 năm Dương lịch liên tiếp sẽ có một năm nhuận với 366 ngày.
[2] Năm nhuận theo Âm lịch
Âm lịch là lịch tính thời gian theo Mặt Trăng. Một tháng tính theo Mặt Trăng trung bình có 29,5 ngày. Một năm Âm lịch có 354 ngày, ngắn hơn năm Dương lịch đến 11 ngày. Vậy cứ 3 năm Âm lịch lại ngắn hơn năm Dương lịch 33 ngày (hơn 1 tháng).
Để cân bằng thời gian giữa năm Âm lịch và năm Dương lịch, cứ 3 năm Âm lịch phải cho thêm một tháng nhuận để năm Âm lịch và Dương lịch không bị chênh nhau quá nhiều.
Dù vậy, năm Dương lịch vẫn nhanh hơn năm Âm lịch. Tình trạng này được khắc phục bằng cách là cứ 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.
Trong 19 năm Dương lịch có 228 tháng Dương lịch, tương ứng với 235 tháng Âm lịch, thừa 7 tháng so với năm Dương lịch, gọi là 7 tháng nhuận. Bảy tháng trước đó được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.
Như vậy, năm 2024 là năm nhuận Dương lịch và có 366 ngày
Bao nhiêu năm thì nhuận 01 lần? Năm 2024 có phải năm nhuận không? (Hình từ Internet)
Người lao động có được tạm ứng tiền lương để nghỉ Tết Âm lịch 2024 không?
Căn cứ theo Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tạm ứng tiền lương như sau:
Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Theo đó, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc tạm ứng tiền lương trước khi nghỉ Tết Âm lịch 2024 và người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương và không tính lãi với khoản tiền này.
Người lao động đi làm vào dịp Tết Âm lịch 2024 sẽ được hưởng lương như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
...
Đồng thời căn cứ theo Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người lao động đi làm vào dịp Tết Âm lịch 2024 sẽ được hưởng lương như sau:
[1] Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương thực trả vào ngày làm việc bình thường x 300% x Số giờ làm thêm
[2] Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x 300% x Số sản phẩm làm thêm
*Lưu ý: Tiền lương trên chưa kể tiền lương ngày tết mà người lao động được hưởng.
Ngoài ra, người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết.
Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2025-2030?
- 02 lưu ý quan trọng vào thi Vòng 7 Trạng nguyên tiếng việt năm 2024? Bao nhiêu điểm thi đậu vòng 7 Trạng Nguyên tiếng Việt năm 2024 - 2025?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 12 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất? Tháng 12 Năm 2024 có gì đặc biệt?
- Nghị quyết 18-NQ/TW 2017 pdf tải về? Nghị quyết 18-NQ/TW đã đề ra các mục tiêu gì?
- Hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm những giấy tờ gì?