Thế nào là hiệp thương giá? Việc hiệp thương giá được thực hiện theo các nguyên tắc nào?
Thế nào là hiệp thương giá?
Căn cứ quy định khoản 13 Điều 4 Luật Giá 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
12. Phương án giá là bản thuyết minh về các căn cứ định giá hoặc điều chỉnh giá, yếu tố hình thành giá hàng hóa, dịch vụ.
13. Hiệp thương giá là phương thức thỏa thuận giữa các tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá mua, bán hàng hóa, dịch vụ và có vai trò trung gian của cơ quan nhà nước theo quy định của Luật này.
14. Kê khai giá là việc tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc trường hợp phải kê khai giá quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này gửi thông báo mức giá sau khi định giá, điều chỉnh giá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường.
....
Như vậy, hiệp thương giá là phương thức thỏa thuận giữa các tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá mua, bán hàng hóa, dịch vụ và có vai trò trung gian của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thế nào là hiệp thương giá? Việc hiệp thương giá được thực hiện theo các nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Việc hiệp thương giá được thực hiện theo các nguyên tắc nào?
Căn cứ quy định Điều 26 Luật Giá 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định về nguyên tắc, thẩm quyền và trách nhiệm hiệp thương giá như sau:
Nguyên tắc, thẩm quyền và trách nhiệm hiệp thương giá
1. Nguyên tắc hiệp thương giá được quy định như sau:
a) Các đối tượng đề nghị hiệp thương giá phải là tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện mua, bán hàng hóa, dịch vụ đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 25 của Luật này;
b) Việc tiếp nhận, tổ chức hiệp thương giá được thực hiện trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; bên mua và bên bán đều phải có văn bản đề nghị hiệp thương giá;
c) Quá trình hiệp thương giá phải bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, tôn trọng quyền tự định giá của các bên đề nghị hiệp thương giá.
....
Như vậy, các nguyên tắc hiệp thương giá gồm có:
- Các đối tượng đề nghị hiệp thương giá phải là tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện mua, bán hàng hóa, dịch vụ đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 25 Luật Giá 2023;
- Việc tiếp nhận, tổ chức hiệp thương giá được thực hiện trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; bên mua và bên bán đều phải có văn bản đề nghị hiệp thương giá;
- Quá trình hiệp thương giá phải bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, tôn trọng quyền tự định giá của các bên đề nghị hiệp thương giá.
Thẩm quyền và trách nhiệm hiệp thương giá của các cơ quan tổ chức được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 26 Luật Giá 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định về nguyên tắc, thẩm quyền và trách nhiệm hiệp thương giá như sau:
Nguyên tắc, thẩm quyền và trách nhiệm hiệp thương giá
......
2. Thẩm quyền và trách nhiệm hiệp thương giá được quy định như sau:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý mà bên mua, bên bán hoặc cả 02 bên là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc đối tượng quy định tại pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
b) Sở quản lý ngành, lĩnh vực hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý mà bên mua và bên bán không thuộc quy định tại điểm a khoản này.
Trường hợp bên mua, bên bán có trụ sở chính đóng tại địa bàn 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, bên mua và bên bán có trách nhiệm thống nhất đề nghị 01 trong 02 địa phương tổ chức hiệp thương giá.
Trường hợp bên mua, bên bán không thống nhất được địa phương tổ chức hiệp thương giá thì Sở quản lý ngành, lĩnh vực nơi bên bán đăng ký kinh doanh tổ chức hiệp thương giá; trường hợp bên bán là chi nhánh của doanh nghiệp thì Sở quản lý ngành, lĩnh vực nơi chi nhánh được đăng ký hoạt động tổ chức hiệp thương giá.
Như vậy, thẩm quyền và trách nhiệm hiệp thương giá của các cơ quan tổ chức được quy định như sau:
[1] Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý mà bên mua, bên bán hoặc cả 02 bên là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc đối tượng quy định tại pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
[2] Sở quản lý ngành, lĩnh vực hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý mà bên mua và bên bán không thuộc quy định tại [1]
Trường hợp bên mua, bên bán có trụ sở chính đóng tại địa bàn 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, bên mua và bên bán có trách nhiệm thống nhất đề nghị 01 trong 02 địa phương tổ chức hiệp thương giá.
Trường hợp bên mua, bên bán không thống nhất được địa phương tổ chức hiệp thương giá thì Sở quản lý ngành, lĩnh vực nơi bên bán đăng ký kinh doanh tổ chức hiệp thương giá; trường hợp bên bán là chi nhánh của doanh nghiệp thì Sở quản lý ngành, lĩnh vực nơi chi nhánh được đăng ký hoạt động tổ chức hiệp thương giá.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tỉnh Nam Định có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Nam Định giáp tỉnh nào?
- Theo Luật An ninh mạng 2018, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại đâu?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Công chứng mới nhất?
- Đối tượng nào được học trung cấp lý luận chính trị? Không có bằng cấp 3 có được học trung cấp lý luận chính trị không?