Biệt phái viên chức là gì? Quy định mới nhất về biệt phái viên chức năm 2024?

Tôi có thắc mắc: Biệt phái viên chức là gì? Quy định mới nhất về biệt phái viên chức? Viên chức bị đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp nào? (Câu hỏi của chị Hường - Đà Lạt)

Biệt phái viên chức là gì? Quy định mới nhất về biệt phái viên chức?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Luật Viên chức 2010 có giải thích biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định.

Bên cạnh đó, quy định mới nhất về biệt phái viên chức bao gồm các nội dung như sau:

[1] Trường hợp thực hiện biệt phái viên chức bao gồm: (Theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP)

- Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách.

- Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

[2] Thời hạn biệt phái viên chức: Không quá 03 năm. Đối với ngành, lĩnh vực đặc thù, thời gian biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Khi hết thời gian biệt phái thì cơ quan, đơn vị nơi cử viên chức đi biệt phái xem xét, quyết định việc kết thúc hoặc gia hạn thời gian biệt phái đối với viên chức.

(Theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP)

[3] Thẩm quyền quyết định biệt phái viên chức:

Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.

Trước khi quyết định biệt phái viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý viên chức cần gặp gỡ viên chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe viên chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

[4] Các quyền lợi được hưởng khi biệt phái: (Theo khoản 6 Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP; khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 36 Luật Viên chức 2010)

- Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.

- Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

- Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.

- Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái có chế độ, chính sách đặc thù thì ngoài lương và các quyền lợi khác do cơ quan, đơn vị cử viên chức biệt phái chi trả, viên chức còn được hưởng các chế độ, chính sách đặc thù do cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi nhận biệt phái chi trả.

Biệt phái viên chức là gì? Quy định mới nhất về biệt phái viên chức?

Biệt phái viên chức là gì? Quy định mới nhất về biệt phái viên chức năm 2024? (Hình từ Internet)

Chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức như thế nào?

Theo Điều 33 Luật Viên chức 2010, chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức được quy định như sau:

[1] Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đối với viên chức trước khi bổ nhiệm chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghề nghiệp hoặc nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.

[2] Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ quản lý, chức danh nghề nghiệp, yêu cầu bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.

[3] Hình thức đào tạo, bồi dưỡng viên chức gồm:

- Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý.

- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

- Bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.

[4] Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức quy định chi tiết về nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức làm việc trong ngành, lĩnh vực được giao quản lý.

Viên chức bị đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp nào?

Căn cứ tại Điều 29 Luật Viên chức 2010 bổ sung bởi khoản 4 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019, có cụm từ bị thay thế bởi điểm b khoản 12 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 viên chức bị đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp dưới đây:

[1] Viên chức có 02 năm liên tiếp bị xếp loại chất lượng ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ.

[2] Viên chức bị buộc thôi việc do vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ hoặc bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng.

[3] Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc;

[4] Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn.

[5] Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

[6] Viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.

Trân trọng!

Biệt phái viên chức
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Biệt phái viên chức
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức được cử biệt phái thì chịu sự quản lý của cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Biệt phái viên chức là gì? Quy định mới nhất về biệt phái viên chức năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức biệt phái có được trả thu nhập tăng thêm?
Hỏi đáp pháp luật
Viên chức tại tỉnh Lâm Đồng khi bị biệt phái sẽ được hỗ trợ thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Viên chức bị kỷ luật ảnh hưởng gì đến việc biệt phái, bồi dưỡng, bổ nhiệm?
Hỏi đáp pháp luật
Cơ quan viên chức đến biệt phái có được họp xử lý kỷ luật không?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về biệt phái viên chức theo pháp luật hiện hành
Hỏi đáp pháp luật
Biệt phái viên chức được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thanh tra hoạt động biệt phái viên chức gồm những nội dung nào?
Hỏi đáp pháp luật
Biệt phái viên chức là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Biệt phái viên chức
Dương Thanh Trúc
1,469 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Biệt phái viên chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào