Bản vẽ kỹ thuật là gì? Có mấy loại bản vẽ kỹ thuật?

Tôi có câu hỏi: Bản vẽ kỹ thuật là gì? Có mấy loại bản vẽ kỹ thuật? Khung tên bản vẽ kỹ thuật được bố trí như thế nào? (Câu hỏi của anh Hoàng - Đồng Nai)

Bản vẽ kỹ thuật là gì? Có mấy loại bản vẽ kỹ thuật?

Bản vẽ kỹ thuật tài liệu thể hiện các thông tin kỹ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các ký hiệu theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, được dùng cho các mục đích như sau:

- Chế tạo: Cung cấp thông tin cần thiết để chế tạo, lắp ráp sản phẩm.

- Thi công: Cung cấp hướng dẫn thi công các công trình xây dựng.

- Kiểm tra: Cung cấp cơ sở để kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm.

- Sử dụng: Hướng dẫn sử dụng, vận hành và bảo dưỡng sản phẩm.

Tùy vào tính chất, mục đích, lĩnh vực, bản vẽ kỹ thuật được phân loại như sau:

[1] Căn cứ theo từng lĩnh vực, bản vẽ kỹ thuật bao gồm các loại thông thường như:

- Bản vẽ kỹ thuật cơ khí.

- Bản vẽ kỹ thuật xây dựng.

- Bản vẽ kỹ thuật sản xuất.

- Bản vẽ kỹ thuật điện.

[2] Căn cứ theo công dụng, tính chất, bản vẽ kỹ thuật bao gồm các loại như sau:

- Bản vẽ chi tiết.

- Bản vẽ kết cấu.

- Bản vẽ sơ đồ.

- Bản vẽ lắp ráp.

- Bản vẽ mặt cắt.

Lưu ý: Nội dung mang tính chất tham khảo!

Bản vẽ kỹ thuật là gì? Có mấy loại bản vẽ kỹ thuật?

Bản vẽ kỹ thuật là gì? Có mấy loại bản vẽ kỹ thuật? (Hình từ Internet)

Quy định thống nhất các ô dữ liệu trong khung tên bản vẽ kỹ thuật như thế nào?

Căn cứ theo Tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3821:2008, quy định thống nhất các ô dữ liệu trong khung tên bản vẽ kỹ thuật bao gồm các nội dung dưới đây:

[1] Quy định chung:

Các ô dữ liệu trong khung tên phải phù hợp với Bảng 1 - Quy định thống nhất các ô dữ liệu trong khung tên và các nội dung như sau:

- Chủ sở hữu hợp pháp.

- Số định danh.

- Chỉ số sửa đổi.

- Ngày phát hành.

- Bộ phận tài liệu/số tờ.

- Số bộ phận tài liệu/số tờ.

- Mã ngôn ngữ.

[2] Chủ sở hữu hợp pháp

Tên của chủ sở hữu hợp pháp của tài liệu ví dụ: hãng, công ty, chủ đầu tư…đó phải là tên của chủ chính thức, viết tắt của tên thương mại hoặc lô gô.

[3] Số định danh

Số định danh tài liệu được sử dụng khi cần tham chiếu tài liệu. Số định danh tài liệu phải là duy nhất - ít nhất cũng là duy nhất trong cơ quan của chủ sở hữu hợp pháp.

[4] Chỉ số sửa đổi

Chỉ số sửa đổi xác định rõ tình trạng sửa đổi của tài liệu. Các lần sửa đổi khác nhau được đánh số theo thứ tự liên tiếp, ví dụ bằng các chữ cái hoặc kết hợp các chữ cái từ A đến Z, sau đó là AA, AB, AC… hoặc Hình 1, 2, 3,… không được dùng chữ I và O bởi vì chúng dễ nhầm lẫn với số 1 và số 0. Hoặc có thể dùng ngày tháng trong ô sửa đổi (để phân biệt các lần sửa đổi).

[5] Ngày phát hành:

Ngày phát hành là ngày mà lần đầu tiên tài liệu được chính thức công bố, và là ngày phát hành từng phiên bản tiếp theo, khi tài liệu được tạo sẵn để sử dụng. Ngày phát hành rất quan trọng đối với các lý do luật pháp, ví dụ bản quyền phát minh, khả năng chế tác lại.

[6] Bộ phận tài liệu/số tờ

- Bộ phận tài liệu/số tờ chỉ rõ bộ phận tài liệu hoặc tờ.

*CHÚ THÍCH: Khi cần, các nội dung của một tài liệu có thể được chia thành nhiều phần cố định, gọi là các bộ phận của tài liệu. Trong trường hợp đối với các bản vẽ kỹ thuật, các bộ phận tài liệu này được gọi là các tờ.

[7] Số bộ phận tài liệu/số tờ

Đây là tổng số bộ phận tài liệu hoặc tổng số tờ mà tài liệu có.

[8] Mã ngôn ngữ

- Mã ngôn ngữ được dùng để chỉ rõ ngôn ngữ, trong đó trình bày các phần phụ thuộc ngôn ngữ của tài liệu. Nó điều khiển việc xuất ra bản in của tài liệu và việc quản lý các phiên bản ngôn ngữ khác nhau khi cần.

- Bất cứ khi nào có thể, các tài liệu phải được trình bày bằng một ngôn ngữ. Tuy nhiên trong tài liệu đa ngôn ngữ, các mã ngôn ngữ phải được tách biệt bằng các dấu hiệu phù hợp.

Khung tên bản vẽ kỹ thuật được bố trí như thế nào?

Theo quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3821:2008, khung tên bản vẽ kỹ thuật được bố trí theo TCVN 7285:2003, cụ thể như sau:

- Đối với khổ từ A0 đến A3, khung tên được đặt ở góc phải phía dưới của vùng vẽ. Định dạng này chỉ cho phép đối với các tờ giấy đặt nằm ngang (xem hình 1)

- Đối với khổ A4, khung tên được đặt ở cạnh ngắn hơn (thấp hơn) của vùng vẽ. Chỉ những tờ giấy đặt thẳng đứng mới được phép dùng định dạng này (xem hình 2). Hướng đọc của bản vẽ trùng với hướng đọc của khung tên.

Trân trọng!

Bản vẽ kỹ thuật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bản vẽ kỹ thuật
Hỏi đáp Pháp luật
Bản vẽ kỹ thuật là gì? Có mấy loại bản vẽ kỹ thuật?
Hỏi đáp Pháp luật
Các tỉ lệ ưu tiên sử dụng trên các bản vẽ kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7286:2003 được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bản vẽ kỹ thuật
Dương Thanh Trúc
1,953 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bản vẽ kỹ thuật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bản vẽ kỹ thuật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào