Mẫu Quy chế kiểm toán nội bộ áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập?
Mẫu Quy chế kiểm toán nội bộ áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập?
Tại Phụ lục 02 Ban hành kèm theo Thông tư 67/2020/TT-BTC có quy định mẫu quy chế kiểm toán nội bộ áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Mẫu Quy chế này gồm 4 Chương, 27 Điều. Các đơn vị sự nghiệp công lập tham chiếu mẫu Quy chế kiểm toán nội bộ tại Thông tư 67/2020/TT-BTC để xây dựng Quy chế kiểm toán nội bộ, đảm bảo phù hợp với quy định của Nghị định 05/2019/NĐ-CP.
Xem chi tiết và tải về mẫu Quy chế kiểm toán nội bộ áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập tại đây: tải về
Mẫu Quy chế kiểm toán nội bộ áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập (Hình từ Internet)
Trách nhiệm và quyền hạn của bộ phận kiểm toán nội bộ gồm những gì?
Trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ
Căn cứ quy định Điều 21 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ như sau:
- Bảo mật tài liệu, thông tin theo đúng quy định pháp luật hiện hành và quy chế về kiểm toán nội bộ của đơn vị.
- Chịu trách nhiệm trước các đối tượng có thẩm quyền ban hành quy chế kiểm toán nội bộ về kết quả công việc kiểm toán nội bộ, về những đánh giá, kết luận, kiến nghị, đề xuất trong các báo cáo kiểm toán nội bộ.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện các kiến nghị sau kiểm toán nội bộ của các bộ phận thuộc đơn vị.
- Tổ chức đào tạo liên tục nhằm nâng cao và đảm bảo năng lực chuyên môn cho người làm công tác kiểm toán nội bộ.
Quyền hạn của bộ phận kiểm toán nội bộ
Đồng thời, tại Điều 22 Nghị định 05/2019/NĐ-CP có quy định về quyền hạn của bộ phận kiểm toán nội bộ như sau:
- Được trang bị nguồn lực cần thiết, được cung cấp đầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết cho hoạt động kiểm toán nội bộ như:
+ Việc lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách, kế toán và quyết toán ngân sách đối với đơn vị dự toán;
+ Dự toán ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước đối với địa phương, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, chiến lược đối với doanh nghiệp và các loại báo cáo khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của đơn vị.
- Được tiếp cận, xem xét tất cả các quy trình nghiệp vụ, tài sản khi thực hiện kiểm toán nội bộ; được tiếp cận, phỏng vấn tất cả cán bộ, nhân viên của đơn vị về các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm toán.
- Được nhận tài liệu, văn bản, biên bản họp của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 05/2019/NĐ-CP và các bộ phận chức năng khác có liên quan đến công việc của kiểm toán nội bộ.
- Được tham dự các cuộc họp nội bộ theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định tại Điều lệ, quy định nội bộ của đơn vị.
- Được giám sát, đánh giá và theo dõi các hoạt động sửa chữa, khắc phục, hoàn thiện của lãnh đạo các đơn vị, bộ phận đối với các vấn đề mà kiểm toán nội bộ đã ghi nhận và có khuyến nghị.
- Được bảo vệ an toàn trước hành động bất hợp tác của bộ phận/đơn vị được kiểm toán.
- Được đào tạo để nâng cao năng lực cho nhân sự trong bộ phận kiểm toán nội bộ.
- Được chủ động thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt.
- Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
Tiêu chuẩn của người làm công tác kiểm toán nội bộ cho đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 11 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn của người làm công tác kiểm toán nội bộ như sau:
Tiêu chuẩn của người làm công tác kiểm toán nội bộ
1. Có bằng đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu kiểm toán, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ.
2. Đã có thời gian từ 05 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo hoặc từ 03 năm trở lên làm việc tại đơn vị đang công tác hoặc từ 03 năm trở lên làm kiểm toán, kế toán hoặc thanh tra.
3. Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và hoạt động của đơn vị; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ.
4. Chưa bị kỷ luật ở mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán hoặc không đang trong thời gian bị thi hành án kỷ luật.
5. Các tiêu chuẩn khác do đơn vị quy định.
Như vậy, tiêu chuẩn của người làm công tác kiểm toán nội bộ cho đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
- Có bằng đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu kiểm toán, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ.
- Đã có thời gian từ 05 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo hoặc từ 03 năm trở lên làm việc tại đơn vị đang công tác hoặc từ 03 năm trở lên làm kiểm toán, kế toán hoặc thanh tra.
- Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và hoạt động của đơn vị;
- Có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ.
- Chưa bị kỷ luật ở mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán hoặc không đang trong thời gian bị thi hành án kỷ luật.
- Các tiêu chuẩn khác do đơn vị quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?