Tổng hợp mẫu CV xin việc đơn giản, chuyên nghiệp mới nhất 2024?
Hiểu thế nào là CV xin việc?
CV xin việc là một tài liệu ngắn gọn, tổng hợp các thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và thành tích của một ứng viên xin việc.
CV là một trong những giấy tờ cơ bản nhất trong hồ sơ xin việc, vì nó là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá về ứng viên và đưa ra quyết định mời phỏng vấn hay không.
CV xin việc thường được chia thành các phần chính sau:
- Thông tin cá nhân: Phần này bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ, số điện thoại, email,...
- Trình độ học vấn: Phần này bao gồm thông tin về các trường học, chuyên ngành, thời gian học, bằng cấp của ứng viên.
- Kinh nghiệm làm việc: Phần này bao gồm thông tin về các công ty, vị trí, thời gian làm việc, nhiệm vụ và thành tích của ứng viên.
- Kỹ năng: Phần này bao gồm các kỹ năng cứng (kỹ năng chuyên môn) và kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo,...) của ứng viên.
- Thành tích: Phần này bao gồm các thành tích trong học tập, công việc, hoạt động ngoại khóa,... của ứng viên.
Khi viết CV xin việc, ứng viên cần lưu ý những điều sau:
- CV cần được trình bày rõ ràng, mạch lạc, dễ đọc.
- CV cần được cập nhật đầy đủ và chính xác các thông tin liên quan đến ứng viên.
- CV cần được điều chỉnh phù hợp với vị trí ứng tuyển.
Tổng hợp mẫu CV xin việc đơn giản, chuyên nghiệp mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Tổng hợp mẫu CV xin việc đơn giản, chuyên nghiệp mới nhất 2024?
Dưới đây là một vài mẫu CV xin việc đơn giản, chuyên nghiệp mới nhất 2024:
Tải mẫu CV xin việc đơn giản Tại đây
Mẫu 2 Tải về
Mẫu 3 Tải về
Một bộ CV xin việc gồm những gì?
Một bộ CV xin việc ở đây sẽ được hiểu bao gồm CV xin việc và các loại giấy tờ cơ bản sau đây:
- Đơn ứng tuyển (hay đơn xin việc).
- Bản sao Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân.
- Sơ yếu lý lịch có chứng thực.
- Bản sao bằng cấp có chứng thực.
- Giấy khám sức khỏe còn thời hạn.
- Hình 3x4 và hình toàn thân.
- Các bằng cấp, giấy tờ khác (nếu có).
Theo đó, quy định tại khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động
1. Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
2. Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
Theo đó, người lao động có trách nhiệm phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
Quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:
(1) Người lao động có các quyền sau đây:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Hệ thống chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình công cộng phải bảo đảm yêu cầu gì theo TCVN 13608:2023?
- Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán không đúng phương pháp thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Văn bản quy phạm pháp luật nào do Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành?
- Danh mục TTHC về tổ chức, hoạt động và quản lý hội từ ngày 26/11/2024?