Bội chi ngân sách trung ương được xác định như thế nào?

Xin cho tôi hỏi, bội chi ngân sách trung ương được xác định như thế nào? Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn nào? Nhờ anh chị giải đáp.

Bội chi ngân sách trung ương được xác định như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 4 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định về bội chi ngân sách nhà nước như sau:

Bội chi ngân sách nhà nước
1. Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh:
a) Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương và tổng thu ngân sách trung ương trong một năm ngân sách;
b) Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm ngân sách.
.....

Như vậy, bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương và tổng thu ngân sách trung ương trong một năm ngân sách.

Bội chi ngân sách trung ương được xác định như thế nào?

Bội chi ngân sách trung ương được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)

Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn nào?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 4 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định về bội chi ngân sách nhà nước như sau:

Bội chi ngân sách nhà nước
.....
2. Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:
a) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu Chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
b) Vay ngoài nước từ các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ các nước, các định chế tài chính các nước và các tổ chức quốc tế; phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế; không bao gồm các khoản Chính phủ vay về cho các tổ chức kinh tế vay lại.
.....

Như vậy, trong trường hợp ngân sách trung ương bị bội chi thì được bù đắp từ các nguồn sau:

- Vay trong nước từ phát hành trái phiếu Chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;

- Vay ngoài nước từ các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ các nước, các định chế tài chính các nước và các tổ chức quốc tế; phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế; không bao gồm các khoản Chính phủ vay về cho các tổ chức kinh tế vay lại.

Lưu ý: Vay để bù đắp bội chi ngân sách không bao gồm sổ vay để trả nợ gốc.

Nhiệm vụ chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 14 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương như sau:

Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương
1. Chi đầu tư phát triển:
a) Đầu tư xây dựng cơ bản cho các chương trình, dự án của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của trung ương; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
....
6. Chi cho vay theo quy định của pháp luật.
7. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trung ương.
8. Chi chuyển nguồn của ngân sách trung ương sang năm sau.
9. Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.

Như vậy, nhiệm vụ chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương được quy định như sau:

- Đầu tư xây dựng cơ bản cho các chương trình, dự án của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương theo các lĩnh vực theo quy định.

- Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của trung ương; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Ngân sách nhà nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ngân sách nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm chốt số liệu báo cáo thu nội địa tháng là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, hạn chót chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị xác nhận thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo thống kê chi ngân sách nhà nước cho giáo dục năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu C1-02/NS mẫu giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước mới nhất 2024 và hướng dẫn cách kê khai?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiêu chính phủ là gì? Chi tiêu chính phủ bao gồm những nội dung nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch vay hoặc trả nợ của Chính phủ hằng năm được lập nhằm mục đích gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục lục ngân sách nhà nước là gì? Hệ thống mục lục ngân sách mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Bội chi ngân sách trung ương được xác định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc sử dụng ngân sách nhà nước tổ chức lễ động thổ như thế nào sẽ bị xem là lãng phí?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ngân sách nhà nước
Đinh Khắc Vỹ
248 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Ngân sách nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào