Chỉ số giảm phát GDP là gì? Sự khác nhau giữa lạm phát và giảm phát?

Tôi có thắc mắc: Chỉ số giảm phát GDP là gì? Sự khác nhau giữa lạm phát và giảm phát như thế nào? Chỉ tiêu lạm phát hằng năm do ai quyết định? (Câu hỏi của chị Nhi - Nha Trang)

Chỉ số giảm phát GDP là gì? Sự khác nhau giữa lạm phát và giảm phát?

- Chỉ số giảm phát GDP (tGDP deflator), còn gọi là Chỉ số điều chỉnh GDP, được ký hiệu là DGDP. Đây là chỉ số tính theo phần trăm, phản ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ được sản xuất trong nước trong một khoảng thời gian nhất định.

- Nói cách khác, chỉ số giảm phát DGDP cho biết mức giá trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế đã thay đổi như thế nào trong một giai đoạn nhất định. Ngoài ra, chỉ số giảm phát được sử dụng để điều chỉnh GDP danh nghĩa sang GDP thực tế, loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát.

Giữa lạm phát và giảm phát có sự khác nhau như sau:

Nội dung

Lạm phát

Giảm phát

Khái niệm

Lạm phát là tình trạng giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên theo thời gian.

Giảm phát là tình trạng giá cả hàng hóa và dịch vụ giảm xuống theo thời gian.

Ảnh hưởng đến sức mua của đồng tiền

Sức mua của đồng tiền giảm. Với cùng một lượng tiền, bạn có thể mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn.

Sức mua của đồng tiền tăng. Với cùng một lượng tiền, bạn có thể mua được nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn.

Ảnh hưởng đến tiêu dùng

Người tiêu dùng có thể giảm chi tiêu vì giá cả tăng cao.

Người tiêu dùng có thể tăng chi tiêu vì giá cả giảm, tiền tiết kiệm của họ có giá trị cao hơn.

Nguyên nhân

Do nhiều yếu tố, bao gồm tăng cung tiền, tăng cầu hàng hóa và dịch vụ, giảm năng suất lao động,....

Do nhiều yếu tố, bao gồm giảm cung tiền, giảm cầu hàng hóa và dịch vụ, tăng năng suất lao động,....

Chỉ số giảm phát GDP là gì? Sự khác nhau giữa lạm phát và giảm phát? (Hình từ Internet)

Chỉ tiêu lạm phát hằng năm do ai quyết định?

Căn cứ theo Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về chính sách tiền tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia như sau:

Điều 3. Chính sách tiền tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia
1. Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
2. Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
3. Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
4. Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ.

Thông qua quy định trên, chỉ tiêu lạm phát hằng năm do Quốc hội quyết định được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Đồng thời, Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm.

Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm là trách nhiệm của cơ quan nào?

Theo quy định tại Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 về nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước cụ thể như:

Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước
1. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
4. Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
5. Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện.
6. Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ.
7. Tổ chức hệ thống thống kê, dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
8. Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại.
....

Như vậy, việc xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm là trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thi hãy viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách phát triển văn hóa đọc? Cách thức tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc lần 3/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn lập dàn ý Câu 1 Đề 1 Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc 2024 cho học sinh tiểu học và THCS? Mục tiêu của giáo dục phổ thông là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lễ hội Sâm và hương liệu, dược liệu quốc tế 2024 sẽ tổ chức ở đâu? Tổ chức ngày nào? Cơ quan nào có thẩm quyền xét duyệt tổ chức lễ hội quy mô cấp tỉnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Đáp án Cuộc thi 70 năm Giải phóng thủ đô năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất giải pháp cụ thể gì đối với xây dựng Thủ đô gắn với việc thực hiện tiêu chí Văn minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động cập nhật mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án cuộc thi tìm hiểu Quê hương An Giang và anh Bộ đội cụ Hồ năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm hôm nay 2024 - âm lịch hôm nay - xem lịch âm, dương 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Dương Thanh Trúc
341 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào