Phi lợi nhuận là gì? Các tổ chức phi lợi nhuận ở Việt Nam hiện nay?
Phi lợi nhuận là gì? Các tổ chức phi lợi nhuận ở Việt Nam hiện nay?
Hiện nay trong các văn bản pháp luật chưa có quy định cụ thể cho thuật ngữ phi lợi nhuận, tuy nhiên có thể hiểu về phi lợi nhuận như sau:
Phi lợi nhuận (Nonprofit) là để chỉ những hoạt động, tổ chức không vì mục đích tạo ra giá trị thặng dư, thu về lợi nhuận. Phi lợi nhuận là hoạt động không phân phối các quỹ thặng dư cho các cổ đông hoặc cá thể mà sẽ sử dụng quỹ này để tài trợ cho các mục đích đặt ra ban đầu, hướng đến những điều tốt đẹp cho xã hội.
Nói cách khác, phi lợi nhuận là các hoạt động có thể tạo ra doanh thu nhưng không đem lại lợi nhuận cho bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào. Tất cả giá trị mà các hoạt động này tạo ra đều liên quan đến phục vụ xã hội.
Theo khoản 14 Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định về tổ chức phi lợi nhuận như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
....
14. Tổ chức phi lợi nhuận là tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bao gồm hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ nước ngoài được thành lập, đăng ký, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
...
Hiện nay ở Việt Nam có các tổ chức phi lợi nhuận sau:
- Tổ chức phi lợi nhuận AIESEC
- Tổ chức tình nguyện vì hòa bình Việt Nam
- Solidarités Jeunesses Vietnam – SJ Vietnam
- Tổ chức phi lợi nhuận Giấc mơ Việt Nam (GMVN)
- Tổ chức tình nguyện vì giáo dục – V.E.O
- Câu lạc bộ tình nguyện HOPE
- Tổ chức phi lợi nhuận VietAbroader
- Save the Children Việt Nam
- Hội chữ thập đỏ Việt Nam
Phi lợi nhuận là gì? Các tổ chức phi lợi nhuận ở Việt Nam hiện nay? (Hình từ Internet)
Các tổ chức phi lợi nhuận cần phải thu thập, cập nhật, lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu nào?
Theo Điều 23 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định về minh bạch trong hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận như sau:
Minh bạch trong hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận
1. Tổ chức phi lợi nhuận phải thu thập, cập nhật, lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu sau đây:
a) Thông tin về tổ chức, cá nhân tài trợ, bao gồm tên đầy đủ, địa chỉ, số tiền tài trợ, phương thức tài trợ và các thông tin khác (nếu có);
b) Thông tin về tổ chức, cá nhân tiếp nhận tài trợ, bao gồm tên đầy đủ, địa chỉ, số tiền nhận tài trợ, phương thức nhận tài trợ, mục đích sử dụng tiền tài trợ và các thông tin khác (nếu có);
c) Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc tài trợ và tiếp nhận tài trợ.
2. Tổ chức phi lợi nhuận phải lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này ít nhất 05 năm kể từ thời điểm hoạt động tài trợ hoặc tiếp nhận tài trợ kết thúc.
3. Trường hợp tổ chức phi lợi nhuận giải thể hoặc kết thúc hoạt động, thông tin, hồ sơ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này phải được bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với tổ chức phi lợi nhuận đó.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền, thực hiện điều tra, truy tố, xét xử có quyền yêu cầu tổ chức phi lợi nhuận cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, các tổ chức phi lợi nhuận cần phải thu thập, cập nhật, lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu sau:
- Thông tin về tổ chức, cá nhân tài trợ và các thông tin khác (nếu có);
- Thông tin về tổ chức, cá nhân tiếp nhận tài trợ và các thông tin khác (nếu có);
- Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc tài trợ và tiếp nhận tài trợ.
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Hội được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc: hiệp thương dân chủ, thống nhất hành động; tự nguyện, không vụ lợi; công khai, minh bạch, đúng Mục đích, đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả; không phân biệt đối xử, phù hợp với truyền thống nhân ái của dân tộc; sử dụng Biểu tượng chữ thập đỏ; không được lợi dụng hoạt động Hội làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
2. Quyền quyết định cao nhất của mỗi cấp Hội là đại hội Hội cấp đó; quyết định theo đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.
3. Hội tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội, các Công ước Giơ-ne-vơ 1949, các Nghị định thư bổ sung năm 1977, các Điều ước quốc tế về nhân đạo mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; 7 Nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế: Nhân đạo, Vô tư, Trung lập, Độc lập, Tự nguyện, Thống nhất, Toàn cầu.
Theo đó, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hoạt động dựa trên nguyên tắc;
- Hiệp thương dân chủ, thống nhất hành động;
- Tự nguyện, không vụ lợi;
- Công khai, minh bạch, đúng Mục đích, đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả;
- Không phân biệt đối xử, phù hợp với truyền thống nhân ái của dân tộc;
- Sử dụng Biểu tượng chữ thập đỏ;
- Không được lợi dụng hoạt động Hội làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?