Lãnh hải theo Công ước quốc tế rộng bao nhiêu hải lý?

Lãnh hải theo Công ước quốc tế rộng bao nhiêu hải lý? Tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải Việt Nam để đến cảng biển phải thực hiện các quy định gì? Nhờ anh chị giải đáp.

Lãnh hải theo Công ước quốc tế rộng bao nhiêu hải lý?

Căn cứ quy định Điều 3 Công ước về Luật Biển năm 1982 quy định về chiều rộng của lãnh hải như sau:

Chiều rộng của lãnh hải
Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước.

Theo đó, tại Công ước về Luật Biển năm 1982 có quy định về chiều rộng của lãnh hải như sau:

Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước.

Do đó lãnh hải theo công ước quốc tế rộng không vượt quá 12 hải lý.

Lãnh hải theo công ước quốc tế rộng bao nhiêu hải lý?

Lãnh hải theo Công ước quốc tế rộng bao nhiêu hải lý? (Hình từ Internet)

Tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải Việt Nam để đến cảng biển phải thực hiện các quy định gì?

Căn cứ quy định khoản 4 Điều 95 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về nguyên tắc đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam như sau:

Nguyên tắc đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam
....
4. Khi tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải Việt Nam để đến cảng biển phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo Quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở vị trí ngang bằng với quốc kỳ của quốc gia tàu mang cờ, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia tàu mang cờ;
b) Bên ngoài thân tàu phải ghi rõ số hiệu, tên tàu;
c) Đưa toàn bộ vũ khí về tư thế quy không hoặc ở trạng thái bảo quản;
d) Dừng lại ở vùng đón trả hoa tiêu để làm thủ tục nhập cảnh và theo hướng dẫn của cảng vụ, hoa tiêu Việt Nam;
đ) Chỉ được sử dụng các thiết bị cần thiết bảo đảm an toàn hàng hải và tần số liên lạc đã đăng ký;
e) Đến đúng cảng biển theo tuyến đường và hành lang quy định.
....

Như vây, theo quy định về nguyên tắc đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam thì khi tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải Việt Nam để đến cảng biển phải thực hiện các quy định sau đây:

- Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo Quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở vị trí ngang bằng với quốc kỳ của quốc gia tàu mang cờ,

Trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia tàu mang cờ;

- Bên ngoài thân tàu phải ghi rõ số hiệu, tên tàu;

- Đưa toàn bộ vũ khí về tư thế quy không hoặc ở trạng thái bảo quản;

- Dừng lại ở vùng đón trả hoa tiêu để làm thủ tục nhập cảnh và theo hướng dẫn của cảng vụ, hoa tiêu Việt Nam;

- Chỉ được sử dụng các thiết bị cần thiết bảo đảm an toàn hàng hải và tần số liên lạc đã đăng ký;

- Đến đúng cảng biển theo tuyến đường và hành lang quy định.

Việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam được thực hiện bằng các hình thức nào?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 112 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về hình thức công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam như sau:

Hình thức công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam
1. Việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Phát hành hải đồ hoặc tài liệu bằng giấy hoặc điện tử liên quan phục vụ cho việc đi biển;
b) Truyền phát thông báo hàng hải;
c) Lập danh bạ tuyến hàng hải và luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam;
d) Các hình thức phù hợp khác theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam được thực hiện bằng các hình thức sau đây:

- Phát hành hải đồ hoặc tài liệu bằng giấy hoặc điện tử liên quan phục vụ cho việc đi biển;

- Truyền phát thông báo hàng hải;

- Lập danh bạ tuyến hàng hải và luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam;

- Các hình thức phù hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Vùng biển Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vùng biển Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nằm ở ngoài khơi vùng biển nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền chủ quyền là gì? Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trong vùng biển Việt Nam là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng bao nhiêu? Chính sách quản lý và bảo vệ biển nước ta như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam cần phải đáp ứng các điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội thủy là vùng nước như thế nào? Một số quy định liên quan đến vùng nội thủy Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là thềm lục địa? Chế độ pháp lý của thềm lục địa được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lãnh hải theo Công ước quốc tế rộng bao nhiêu hải lý?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội thủy là gì? Tàu thuyền khi hoạt động trong vùng nội thủy phải tuân thủ những hệ thống pháp luật nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải có người thông thạo tiếng Việt không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vùng biển Việt Nam
Đinh Khắc Vỹ
2,677 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào