Thị trường tự do là gì? Kinh tế thị trường tự do là gì?

Thị trường tự do là gì? Kinh tế thị trường tự do là gì? Quyền tự do kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp được thể hiện như thế nào?

Thị trường tự do là gì? Kinh tế thị trường tự do là gì?

Hiện nay pháp luật không có quy định gì về khái niệm thị trường tự do. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tế có thể giải thích thị trường tự do là một hệ thống kinh tế trong đó hoạt động kinh doanh được thực hiện với sự can thiệp tối thiểu của chính phủ. Các doanh nghiệp được tự do tham gia thị trường, lựa chọn ngành nghề kinh doanh, sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ mà không bị chính phủ hạn chế.

Từ đó, có thể định nghĩa, kinh tế thị trường tự do (theo Tiếng Anh gọi là Free market economy) là nền kinh tế trong đó không phải nhà nước mà là các lực lượng thị trường chi phối các quá trình kinh tế.

Thị trường tự do là gì? Kinh tế thị trường tự do là gì?

Thị trường tự do là gì? Kinh tế thị trường tự do là gì? (Hình từ Internet)

Quyền tự do kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp được thể hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền của doanh nghiệp như sau:

Quyền của doanh nghiệp
1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
4. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
.....

Theo đó, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp được thể hiện như sau:

- Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.

- Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.

- Chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh.

- Chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

- Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

Các ngành nghề nào doanh nghiệp bị cấm thực hiện kinh doanh?

Căn cứ theo quy định khoản 6 Điều 16 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
.....
6. Kinh doanh các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong quá trình hoạt động.
.....

Như vậy, các ngành nghề doanh nghiệp bị cấm thực hiện kinh doanh bao gồm:

[1] Kinh doanh các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo Điều 6 Luật Đầu tư 2020 bao gồm:

- Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020.

- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020.

- Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm 1 có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020.

- Kinh doanh mại dâm.

- Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người.

- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

- Kinh doanh pháo nổ.

- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

[2] Kinh doanh ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm: Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường; Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện. Danh mục này sẽ do Chính phủ công bố. (Theo Điều 9 Luật Đầu tư 2020)

[3] Kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong quá trình hoạt động.

Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Dương Thanh Trúc
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào